Máy đo độ dày

Lọc sản phẩm
-6%Hình ảnh Máy đo bề dày lớp phủ AC-112BS
Amittari – Trung Quốc
7.450.000₫
-14%Hình ảnh Thanh chuẩn độ dày hệ inch STDB1
Đang Cập Nhật
9.500.000₫
-14%Hình ảnh Thanh chuẩn độ dày hệ Met STDB1M
Đang Cập Nhật
9.500.000₫
Hình ảnh Máy đo độ dày kim loại MT 150
Đang Cập Nhật
Giá: Liên hệ
-10%Hình ảnh Bộ kit 20mm AT20KIT
DeFelsko
8.100.000₫
-10%Hình ảnh Bộ kit 50mm AT50KIT
DeFelsko
8.100.000₫
Đo lường độ dày của vật liệu là một điều quá khó bởi nó cần độ chính xác đến từng micro mét nhưng với máy đo độ dày thì mọi việc đều trở lên đơn giản.
 

I. Khái niệm máy đo độ dày

Thiết bị được trang wikipedia định nghĩa như sau:
Là thiết bị đo hiện đại bậc nhất trên thị trường với khả năng đo vật liệu cực mỏng đến cực dày với đơn vị đo mi-cro mét, nhỏ gấp 1000 lần mini mét.
Máy có thiết kế cầm tay, gọn nhẹ, dễ dàng sử dụng và di chuyển đến bất kỳ khu vực nào để làm việc.
Với độ linh hoạt cao và khả năng hoạt động hiệu quả, máy được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống
 Khái niệm máy đo độ dày

II. Ứng dụng của máy đo độ dày trong đời sống

- Công nghiệp sản xuất: các thiết bị như ô tô, xe máy, máy bay, tên lửa,…đều sử dụng các thiết bị đo độ dày đảm bảo vật liệu sản xuất đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, một số model máy chuyên dụng còn có khả năng đo lường được độ dày của lớp sơn phủ trên bề mặt, áp dụng độ dày thích hợp cho bề mặt sơn kim loại.
- Thợ kim hoàn: chuyên gia sử dụng đo lường độ dày của vàng bạc, đá quý, vật liệu trong chế tác các đồ trang sức. Bên cạnh đó, sử dụng phát hiện những loại tạp chất, độ rỗng bên trong của vật phẩm.
- Xây dựng: máy hiệu quả trong công tác đo lường độ dày của tường, đảm bảo kết cấu của tường đúng nhu quy đình, chắc chắn, ổn định. Máy đồng thời ứng dụng đo đường ống đồng, ống công nghiệp để phát hiện ra sự ăn mòn hay rò gỉ.
Ứng dụng của máy đo độ dày trong đời sống

III. Phân loại máy đo độ dày

1. Phân loại thiết bị đo độ dày theo mục đích sử dụng

Với công dụng của máy, sẽ có hai dòng thực hiện chức năng tương đối riêng biệt:
- Máy đo độ dày vật thể, vật liệu: như kim loại, gốm, sứ, thủy tinh,…ứng dụng phổ biến để đo độ dày các thiết bị sản phẩm, đánh giá chất lượng chúng có đảm bảo hay không.
- Máy đo lớp phủ: đo chính xác lớp phủ có đảm bảo phù hợp, chính xác với độ dày tiêu chuẩn hay không. Chúng quyết định đến mức độ ăn mòn, khả năng bảo vệ cũng như tính oxi hóa vật liệu.

2. Phân loại máy đo độ dày theo phương pháp đo

Hiện nay có 2 phương pháp đo được ứng dụng trong máy là đo bằng sóng siêu âm hoặc đo bằng từ tính:

a. Máy đo bằng sóng siêu âm

Thiết bị sử dụng loại sóng siêu âm tần số cao, ghi nhận tốc độ truyền trong vật thể để xác định được độ dày. Dải tần số sử dụng thường từ 200kHz đến 20MHz. Một số thiết bị đặc biệt có thể sử dụng sóng dưới 50kHz hoặc trên 200MHz.
+ Đo lường bằng sóng siêu âm đem đến khả năng đo chính xác những đồ đạc dày, sử dụng phổ biến trong sản xuất ô tô, lò hơi, bình chứa,..

b. Máy đo bằng từ tính

Máy sử dụng phổ biến cho đo lường lớp dáy không từ tính và không từ tính trên bề mặt kim loại thép hay bề mặt không chứa sắt như nhựa, đồng thau.
+ Máy ứng dụng phổ biến đo lường độ dày sơn xe, sơn tàu,…
Phân loại máy đo độ dày

III. Chi phí đầu tư máy đo độ dày vật liệu

Với từng loại máy với thiết kế, tính năng đo và công nghệ đo khác nhau mà chúng có mức giá khác nhau từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng:
- Huatec TG-8812 giá 6.300.000
- TigerDirect TIAMF018 giá 6.210.000
- TCVN-T200 giá 13.600.000
- PRBYTGM-C giá 33.500.000
- Depelsko PosiTector UTGM3-E giá 49.600.000
Để tham khảo thêm nhiều model máy và cập nhật giá của chúng chính xác nhất, hãy truy cập nhanh vào Website: https://sieuthihaiminh.vn/may-do-do-day.html bạn nhé!
Chi phí đầu tư máy đo độ dày vật liệu

IV. Thương hiệu máy đo độ dày uy tín

Giới thiệu đến các bạn đọc giả trong bài viết này là 3 cái tên được người dùng và giới chuyên môn đánh giá cao:
a. Huatec: Đây là nhà sản xuất và cung cấp các thiết bị thử nghiệm lớn tại Trung Quốc, thương hiệu này đã có nhiều năm kinh nghiệm và phát triển trở thành mạng lưới toàn cầu. Sản phẩm của Huatec sử dụng công nghệ sóng siêu âm với khả năng đọc chính xác với tốc độ cực cao.
b. DeFelsko: Thương hiệu tại Mỹ này đã phát triển xây dựng nhà máy sản xuất các thiết bị đo lớp phủ cùng các công cụ kiểm tra từ năm 1966. Đến nay, đơn vị này đã cho ra mắt nhiều model máy cực kỳ hiện đại, đảm bảo người dùng ấn tượng với khả năng đo cũng như độ bền bỉ của máy.
c. Extech: Với hơn 45 năm phát triển, thương hiệu này đã phát triển trở thành thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuát các công cụ kiểm tra, đo lường chất lượng tiên tiến hàng đầu trên thế giới. Các model máy của Extech hiện nay đều là những model máy tiên phong về công nghệ cũng như luôn đảm bảo chất lượng tốt.
Thương hiệu máy đo độ dày uy tín

V. 5+ Máy đo độ dày hot nhất thị trường

a. PosiTector UTGC3-E

Là dòng máy có khả năng đo lường chính xác phạm vi do từ 1 – 125 mm với độ chính xác cực cao. Máy dễ dàng sử dụng và thao tác với màn hình hiển thị LCD độ phân giải cao. Đặc biệt là máy dễ dàng kết nối thông tin qua các cổng USB, kết nối Wifi.
- Độ chia nhỏ nhất: 0.01mm
- Độ chính xác: 0.03mm
- Trọng lượng: 140g
- Bộ nhớ: 100.000 giá trị

b. PosiTector UTGC1-E

Là thiết bị cao cấp có khả năng thực hiện những phép đo khó, làm việc trong những điều kiện môi trường khác nghiệt. Máy được chế tạo với phạm vi đo tương đối rộng từ 1 – 125mm. Máy tương đối gọn nhẹ, người dùng có thể bỏ túi và sử dụng một cách linh hoạt.
- Cấp độ chính xác: ±0.03 mm.
- Độ chia nhỏ nhất: 0.01mm.
- Giá trị bộ nhớ: 250 giá trị.

c. Huatec TG-8812

Với dải đo rất rộng từ 1.2 – 255mm, máy được ứng dụng trong đo lường độ dày và sự ăn mòn của các bình áp lực, thiết bị hóa chất, bể chứa dầu cực kỳ hiệu quả. Máy có màn hình LCD cỡ lớn cùng các bộ phận kết nối đo lường riêng biệt với từng loại chất liệu đo lường khác nhau.
- Phạm vi đo: 1.2 - 255mm
- Tốc độ: 500 - 9000m/s
- Độ phân giải: 0.1mm

d. Extech- TKG100 và Extech - TKG150

Là hai model máy có khả năng đo hiệu quả độ dày của thép, sử dụng công nghệ siêu âm với hai đầu đo tần số 5 MHZ hoặc 10 MHz, hiệu chuẩn một cách dễ dàng. Máy cũng dễ dàng ghi nhớ số liệu, và trích xuất dữ liệu dưới dạng nhiều file khác nhau mà người dùng có khả năng truy cập một cách dễ dàng.
5+ Máy đo độ dày hot nhất thị trường

VI. Hướng dẫn chọn mua máy đo độ dày phù hợp

- Chọn máy đo chính xác nhu cầu: hiện nay có nhiều model máy với khả năng đo lường khác nhau, sử dụng công nghệ sóng siêu âm hoặc từ tính để đo độ dày vật thể hay lớp phủ bên ngoài:
+ Đối với đo lường vật thể: sử dụng model công nghệ siêu âm.
+ Đối với đo lường độ dày: sử dụng model công nghệ từ tính, phù hợp với những lõi bên trong có từ tính như sắt, thép, nhôm, vàng,…sử dụng không từ tính với những vật liệu như gỗ, nhựa, véc ni,…
- Chọn máy đo theo thương hiệu: Bên cạnh tiêu chí về sử dụng đúng mục đích, bạn cần đảm bảo sản phẩm của mình là chính hãng và chất lượng tốt. Tham khảo ngay các sản phẩm của thương hiệu uy tín hàng đầu trên thế giới như Huatec, DeFelsko và Extech để đo lường được chính xác độ dày vật liệu mà mình mong muốn.
- Chọn máy đảm bảo phù hợp ngân sách:  Như bạn được giới thiệu thì mức giá máy của các thiết bị này cực kỳ chênh lệch, do đó bạn cần hiểu rõ hơn về sản phẩm để đảm bảo lựa chọn máy chính xác và phù hợp với mức ngân sách bỏ ra của đơn vị mình.
- Chọn máy tại đơn vị uy tín: Và quan trọng hơn cả, bạn nên lựa chọn máy từ những đơn vị cung cấp uy tín trên thị trường. Hải Minh tự tin là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về khả năng đưa đến người dùng những thiết bị đo “chuẩn” chính hãng của những thương hiệu lớn trong khu vực và trên thế giới. Đến với siêu thị Hải Minh, bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên về mức giá cực kỳ phải chăng cùng với chất lượng dịch vụ 5*.
Như vậy, những thông tin cơ bản về máy đo độ dày vật liệu đã được giới thiệu qua bài viết ngắn của Siêu thị Hải Minh. Để lựa chọn được máy chính xác và tư vấn thêm về sản phẩm, đội ngũ nhân viên của chúng tôi luôn sẵn lòng phục vụ bạn.
Thiết Bị Đo
  • Theo thương hiệu
  • Giảm giá
  • Theo giá
Địa chỉ mua hàngHỗ trợChat với chúng tôi qua Zalo