Tất Tần Tật Về Máy Đo Độ Dày - Điều Cần Biết

Máy đo độ dày là một trong số những thiết bị sử dụng để xác định bề dày cho sản phẩm, thiết bị để đánh giá về chất lượng. Tuy nhiên mỗi một bề mặt sản phẩm sẽ đòi hỏi có những thiết bị chuyên dụng nhất định chính vì vậy việc hiểu về dòng máy đo này sẽ giúp bạn lựa chọn được thiết bị phù hợp nhất.
Tất Tần Tật Về Máy Đo Độ Dày - Điều Cần Biết

1. Máy đo độ dày là gì?

Các thiết bị đo độ dày được sử dụng để đo lường độ dày của vật thể, kim loại, và cũng có khả năng đo độ dày của các lớp phủ bề mặt như sơn phủ, vecni, và các loại phủ khác. Đối với từng loại vật liệu hoặc lớp phủ, có các quy định cụ thể về mức độ dày tương ứng. Ví dụ, theo tiêu chuẩn TCVN 8789:2011, màng sơn được quy định phải có độ dày khô là 80 μm.
Mặc dù nó được ứng dụng cực kì đa dạng trong các ngành nghề. Tuy nhiên, đối với những người mới tiếp xúc hoặc thậm chí là những người đã tiếp xúc nhưng chưa hiểu rõ về các tính năng và lợi ích mà sản phẩm mang lại khi làm việc với nó có thể gặp khó khăn. Dưới đây là những điều cần biết để sử dụng thiết bị này một cách hiệu quả.

2. Phân loại chi tiết về thiết bị đo độ dày

Phân loại thiết bị này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp đo và công dụng sử dụng.

a. Phân loại theo công dụng

- Loại 1: Máy độ dày cho kim loại, gốm, sứ, thủy tinh...được sử dụng để đo độ dày của các sản phẩm và thiết bị nhằm đánh giá chất lượng, độ bền và độ cứng của vật liệu.
- Loại 2: Máy độ dày cho lớp phủ đo độ dày của lớp phủ hoặc bảo vệ bề mặt trên các thiết bị, máy móc và vật liệu khác như lớp màng sơn, lớp sơn phủ. Hỗ trợ người dùng đánh giá khả năng bảo vệ và chống oxy hóa của các lớp phủ.
Phân loại thiết bị đo độ dày theo công dụng

b. Phân loại theo phương pháp đo

- Loại 1: Đo bằng phương pháp siêu âm
Sử dụng sóng âm thanh để đo lường độ dày của mẫu bằng cách đo thời gian mà sóng âm thanh mất để đi qua mẫu và quay trở lại máy đo. Phương pháp này là một kỹ thuật kiểm tra không phá hủy, cho phép đo chiều dày mà không làm ảnh hưởng đến vật thể.
Ưu điểm của dòng máy này đó là cho độ chính xác cao, sử dụng đơn giản.  Dải tần số siêu âm thường nằm trong khoảng từ 200kHz đến 20MHz, nhưng một số thiết bị đặc biệt có thể sử dụng tần số thấp xuống 50kHz hoặc tăng lên đến 200MHz.
- Loại 2: Đo bằng từ tính
Là thiết bị linh hoạt thiết kế đặc biệt để đo độ dày của lớp phủ không từ tính và từ tính trên các vật liệu kim loại như thép, trên các vật liệu không chứa sắt như nhựa và đồng thau.
Cụ thể được ứng dụng để đo độ dày của lớp phủ nhựa đúc trên máy khoan, tay cầm dụng cụ mài, và sản phẩm y tế sử dụng trong phẫu thuật và nha khoa, đảm bảo độ chính xác và an toàn.
Hay đo độ dày lớp phủ sơn trên xe, sơn trên tàu và nhiều ứng dụng khác.
Phân loại thiết bị đo độ dày theo phương pháp đo

3. Thương hiệu lớn về máy đo độ dày uy tín

Đối với máy đo độ dày hiện tại thì có 3 thương hiệu lớn mà chúng ta nên tham khảo, cụ thể:

a. Máy đo độ dày lớp phủ LaserLiner

LaserLiner là một trong số những thương hiệu cực kì nổi tiếng từ Đức chuyên sản xuất các dòng máy thiết bị đo có tiếng trên thế giới trong đó có thiết bị đo độ dày.
Ưu điểm của thương hiệu này đó chính là các sản phẩm được thiết kế nhỏ gọn, dải đo rộng. Ngoài ra, mức chi phí đầu tư cho thiết bị này không quá cao chỉ khoảng từ 5 triệu đồng.
Nhược điểm: Chưa thực sự có nhiều mẫu mã cho người dùng lựa chọn.

b. Thiết bị đo Delfesko PosiTector

Khi nói đến đo độ dày thì không thể nào bỏ qua thương hiệu Delfesko PosiTector với xuất xứ từ USA. Đây là một trong những cái tên hàng đầu hiện nay trên thế giới chuyên sản xuất các dòng máy đo độ dày chất lượng, độ chính xác cao và đặc biệt có thể đo được trên nhiều vật liệu khác nhau.
Tuy nhiên, mức chi phí cho dòng máy này không hề nhỏ thường từ 10 triệu đồng trở lên.

c. Thiết bị đo Amittari

Thương hiệu lớn về máy đo độ dày uy tín
Khi nói đến dòng máy đo độ dày thì có lẽ Amittari đang là sự lựa chọn của khá nhiều đơn vị hiện nay bởi chi phí rẻ và có nhiều sự lựa chọn hơn so với LaserLiner.
Chi phí đầu tư cho dòng máy này sẽ khoảng từ 6 đến hơn 7 triệu đồng. Amittari cho ra những mẫu đo khá chất lượng và được nhiều người sử dụng đánh giá cao hiện nay cụ thể như AC-112AS hay AC-112BS.
Trên đây là thông tin tổng hợp khá chi tiết về thiết bị đo độ dày, hi vọng bạn có thể tham khảo và đưa ra cho mình sự lựa chọn đúng chuẩn.
Thông tin khác
Bật mí máy chà sàn gạch hiệu quả - giá tốt
Bật mí máy chà sàn gạch hiệu quả - giá tốt
27/04/2024

Máy chà sàn gạch là công cụ hiệu quả trong việc vệ sinh làm sạch sàn. Bật mí máy chà sàn gạch hiệu quả - giá tốt. Xem ngay!

Xem tiếp

Mua Máy Chà Sàn Cũ Không Nên Bỏ Qua Điều Này
Mua Máy Chà Sàn Cũ Không Nên Bỏ Qua Điều Này
27/04/2024

Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn những điều cần biết trước khi quyết định mua máy đánh sàn cũ để bạn có thể đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất.

Xem tiếp

Cách pha xăng nhớt chuẩn cho máy cưa xích, lưu ý quan trọng
Cách pha xăng nhớt chuẩn cho máy cưa xích, lưu ý quan trọng
27/04/2024

Cách pha xăng nhớt chuẩn cho máy cưa xích như nào, có lưu ý gì cần nhớ, ngay dưới đây sẽ là những chia sẻ quan trọng bạn nên đọc.

Xem tiếp

Máy May Bao Công Nghiệp Loại Nào Phù Hợp, Mua Ở Đâu?
Máy May Bao Công Nghiệp Loại Nào Phù Hợp, Mua Ở Đâu?
26/04/2024

Máy may bao công nghiệp là thiết bị có khả năng đóng gói nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Chọn mua dòng máy này cần tham khảo chi tiết bài viết này để sở hữu sản phẩm chính hãng giá tốt bạn nhé!

Xem tiếp

Tời Điện 220V – Điều Bạn Cần Biết Trước Khi Mua
Tời Điện 220V – Điều Bạn Cần Biết Trước Khi Mua
26/04/2024

Tời điện dân dụng 220V hiện đang được sử dụng rông rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trước khi lựa chọn sử dụng chúng tại đơn vị của mình, hãy tham khảo bài viết này của Hải Minh bạn nhé!

Xem tiếp

Máy Tời Điện 5 Tấn Mạnh Mẽ, An Toàn Và Chất Lượng
Máy Tời Điện 5 Tấn Mạnh Mẽ, An Toàn Và Chất Lượng
26/04/2024

Tời điện 5 tấn là một trong những thiết bị nâng hạ cực kỳ hiệu quả cho mức tải trọng lớn. Cùng tìm hiểu chi tiết dòng máy đặc biệt này trong bài viết của Hải Minh bạn nhé!

Xem tiếp

Địa chỉ mua hàngHỗ trợChat với chúng tôi qua Zalo