Khi sử dụng máy tời điện việc thiết bị xảy ra lỗi hỏng hóc là điều dễ hiểu đặc biệt khi nó còn làm việc trong môi trường khắc nghiệt.
Đối với những người thợ tay nghề cao, hiểu về kĩ thuật thì có thể dễ dàng tự khắc phục thiết bị ngay tại chỗ nhưng đối với những người mới sử dụng hay không am hiểu về kĩ thuật thì phải làm thế nào?
Vậy dưới đây là “6 lỗi của máy tời mini và cách khắc phục” chúng đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả mà Hải Minh muốn gửi đến các bạn. 1. 6 lỗi khi sử dụng tời mini và cách khắc phục
Khi sử dụng sẽ có khá nhiều lỗi khác nhau nhưng chủ yếu lỗi xảy ra do trong quá trình chúng ta lắp đặt, vận hành. Và sau đây là 6 lỗi cơ bản hay gặp nhất hiện nay.
a. Dây cáp dồn về 1 phía của tang cuốn
Nguyên nhân: Trong quá trình lắp đặt khung dầm có thể bị nghiêng về một bên khiến cho quá trình cuốn cáp bị lệch.
Khắc phục: Trường hợp này bạn cần phải kiểm tra lại và lắp khung dầm chữ I đảm bảo song song với mặt đất là có thể chấm dứt tình trạng bị lệch về 1 bên.
b. 1 trong 2 chiều không hoạt động
Nguyên nhân: Có thể là do bị tuột dây điện trong bộ điều khiển hoặc tay điều khiển bị hỏng.
Khắc phục: Kiểm tra nối lại dây điện hoặc nếu không am hiểu thì chúng ta nên thay thế toàn toàn bộ điều khiển.
c. Hàng hóa bị trôi xuống khi nâng lên
Chắc chắn là phanh tời của bạn đang gặp vấn đề rồi, tuy nhiên để đảm bảo kĩ thuật thì bạn nên liên hệ đến nhà cung cấp để được hỗ trợ sửa chữa hay bảo hành.
d. Máy tời mini kêu to và ồn
Tình trạng: Thiết bị này thường hoạt động êm, tiếng ồn không quá lớn nhưng sau 1 thời gian sử dụng thì thiết bị kêu to hơn.
Nguyên nhân: Chủ yếu sẽ nằm ở bộ phận hộp số, vòng bi của tời bị thiết dầu bôi trơn khiến cho hoạt động của máy trở lên khó khăn hơn.
Cách khắc phục: Hãy tra dầu cho hộp số và vòng bi đảm bảo máy sẽ hoạt động êm ái như bình thường.
e.Tời mini dừng đột ngột
Tình trạng: Khi đang nâng hạ, bỗng nhiên bạn gặp phải tình trạng thiết bị dừng đột ngột không thể nâng lên hạ xuống được.
Nguyên nhân: Do cáp chạm vào bộ phận ngắt hành trình của máy
Khắc phục: Bạn cần phải kiểm tra lại đã đảm bảo vận hành đúng kĩ thuật hay chưa. Để tránh tình trạng dây cáp chạm vào bộ phận ngắt hành trình.
f. Dây cáp bị hỏng, hao mòn
Đây là tình trạng bình thường do chúng ta nâng quá tải khiến cho cáp bị chồng chéo lên nhau, cọ xát nhiều thì việc hao mòn chỉ là sớm hay muộn.
Việc kiểm tra dây cáp thường xuyên trước khi vận hành máy là điều kiện tiên quyết bắt buộc phải làm để đảm bảo an toàn cho cả quá trình nâng hạ. Nếu dây cáp bị hao mòn nhiều thì việc thay thế là cần thiết.
Trên đây chính là 6 lỗi thường gặp ở tời mini mà chúng tôi muốn gửi đến bạn, đây là những lỗi cơ bản và cũng dễ dàng khắc phục được ngay tại nhà. Bạn có thể tham khảo thêm cách lắp đặt và sử dụng tời điện mini để đảm bảo hiệu quả tốt nhất nhé.
Tuy nhiên, để hạn chế những vấn đề trên thì cũng có 1 số điều mà chúng ta cần phải lưu ý trong quá trình lắp đặt, sử dụng và bảo dưỡng. 2. Điều cần lưu ý để sử dụng tời điện hiệu quả
a. Phải lắp đặt tời điện đúng chuẩn
Đối với tời mini khi lắp đặt cần phải lắp thiết bị khung chữ I song song với mặt đất không được nghiêng quá về bên nào bởi nó sẽ gây hiện tượng dồn cáp vào 1 bên tang cuốn.
Vị trí lắp đặt đòi hỏi phải đảm bảo khô thoáng, nếu là không gian ngoài trời thì cần phải có tấm chắn để không bị mưa nước rơi vào dễ làm hỏng chập cháy máy.
b. Trong quá trình sử dụng máy tời
- Khi nâng hạ hàng hóa tuyệt đối không được phép đứng dưới khu vực đang nâng hạ tạo sự nguy hiểm cực kì lớn cho người xung quanh.
- Tời hiện nay có 2 loại là 1 pha và 3 pha cần phải biết rõ xem sử dụng điện áp gì để đảm bảo cung cấp đúng nguồn điện cho thiết bị.
- Đặc biệt, nguồn điện và dây cáp điện phải đảm bảo đáp ứng đủ công suất, đủ tải tránh tình trạng chập chờn không đủ nguồn điện.
- Việc nâng hạ đúng tải trọng là yêu cầu bắt buộc đối với mọi loại tời hiện nay. Thậm chí có những loại máy tải trọng thực tế chỉ đạt khoảng 70% so với tải trọng thực của thiết bị.
1 lưu ý nhỏ đối với tời đa năng thì chúng ta cần phải tra dầu mỡ, bôi trơn đảm bảo thiết bị được tra đầy đủ theo đúng định kỳ.
c. Bảo dưỡng máy tời điện định kỳ
- Đối với tra dầu mỡ cần được thực hiện định kỳ 6 tháng 1 lần. Nếu tần suất sử dụng liên tục thì có thể rút ngắn thời gian tra dầu xuống.
- Kiểm tra dây cáp thường xuyên để đảm bảo dây đạt tiêu chuẩn nâng hạ, chống xoắn và bền bỉ theo thời gian.
Khi sử dụng ai cũng mong muốn thiết bị vận hành ổn định và bền bỉ theo thời gian nhưng để làm được điều đó thì trên đây là những yếu tố quyết định mà bạn cần phải tham khảo.