Hầu hết khi mua bất kỳ sản phẩm gì thì người ta lại tìm đến các review, các đánh giá ở khắp các diễn đàn mạng xã hội. Và người mua tủ chống ẩm cũ cũng không phải ngoại lệ.
Tuy nhiên hàng tá comment, nhận xét trái chiều, đánh giá tích cực dễ làm ta bối rối. Không biết đâu là đúng, đâu là sai. Thực tế thì 9 người 10 ý, nên khó tránh khỏi việc càng đọc review càng không biết nên mua hay không? Mua tủ nào, dung tích bao nhiêu thì tốt?
Đừng lo vấn đề đó nữa, Hải Minh sẽ giúp bạn tổng hợp đánh giá từ người dùng về dòng tủ chống ẩm máy ảnh cũ nhé!
Trải nghiệm tủ chống ẩm cũ từ người dùng:
Hầu hết các vấn đề bao quanh vẫn là khả năng hút ẩm nhanh hay chậm? Khoảng độ ẩm, đo độ ẩm có chính xác không? Có hao điện nhiều không, các khay kéo ra vào thuận tiện không? Tình trạng hư hỏng, trục trặc có xảy ra thường xuyên không?
1. Các loại tủ hút ẩm mini dưới 40 lít
Do giá rẻ, dung tích nhỏ, chủ yếu dùng cho gia đình nên rất nhiều người đã lựa chọn mua tủ cũ. Các dòng tủ cũ được mua nhiều nhất như: AD030, AL 20L, NC 20S,....
Họ nhận xét như sau:
- Hầu như mua tủ cũ đều không có khay hoặc khay bị hư, ray trượt không còn êm, khi kéo bị cứng
- IC hút ẩm ở mức bình thường, không nhanh, thời gian đưa độ ẩm về mức cài đặt khá chậm. Với tủ càng cũ thì thời gian này càng lâu. Nên họ khá lo lắng về việc hơi ẩm kịp tiếp xúc với máy ảnh
- Với các tủ có đồng hồ đo bằng kim thì càng bất tiện. Bởi phải hiệu chỉnh nhiều lần mới gần chính xác được.
- Nút điều khiển của tủ cũ hay bị sờn, mòn khó nhìn. Ai mới lần đầu sử dụng sẽ dễ nhầm lẫn
- Tủ cũ sẽ tốn điện hơn tủ mới nhiều lần nhưng do công suất chỉ nằm ở khoảng 3,5 - 5 W nên không phải quá lo lắng.
2. Các loại tủ bảo quản máy ảnh trung bình từ 60 - 200 lít
Thường thì các studio, phòng chụp ảnh nhỏ hoặc các cửa hàng nhỏ mới dùng loại tủ cũ ở mức dung tích này. Bởi nhu cầu sử dụng lớn hơn, cần bảo quản nghiêm ngặt hơn nên không mấy ai “tin tưởng” ở tủ cũ.
Chúng tôi ghi nhận được một số đánh giá của dòng tủ cũ AD100, NC 120S, Dry Cabi DHC 200,...
Thì thấy đánh giá của họ như sau:
- Dung tích khá lớn nên tủ có nhiều khay, nhưng mua đồ cũ thì phải chấp nhận “khay còn, khay mất”
- IC hút ẩm lúc chậm lúc nhanh, thiếu ổn định
- Nếu dùng máy đo độ ẩm để kiểm tra độ ẩm bên trong tủ thì ở nhiều vị trí sẽ có sự chênh lệch
- Đồng hồ báo độ ẩm, nhiệt độ thì khá chính xác. Do hầu hết được thiết kế bằng điện tử, màn hình led
- Việc góc, cạnh tủ bị sờn, tróc lớp sơn là chuyện thường. Nhất là tủ càng cũ càng dễ tróc, nên khi môi trường xung quanh ẩm ướt dễ làm tủ bị gỉ sét
- Sau một thời gian sử dụng họ đều khuyên “nên tham khảo giá tủ chống ẩm mới, thà mua tủ mới mà rẻ còn hơn dùng tủ cũ, kém an toàn, không hiệu quả”!
3. Các loại tủ hút ẩm máy ảnh cũ > 200 lít
Hầu như chỉ có studio lớn, chuyên nghiệp, các văn phòng công ty, nhà sách, ngân hàng, cửa hàng,... Mới dùng tới loại tủ lớn >200 lít. Vì thế gần như không có ai tìm mua tủ hút ẩm máy ảnh cũ dạng này.
Bởi:
- Gía tủ mới và tủ cũ chênh lệch không đáng kể
- Dung tích lớn yêu cầu IC nhanh nhạy, ổn định. Mà tủ cũ thì gần như không đáp ứng được điều này
- Phạm vi khống chế độ ẩm không đảm bảo như tủ mới nên khó mà bảo quản được nhiều vật dụng khác nhau
Bởi vậy chủ yếu những ai có nhu cầu dùng ít, không thường xuyên mới tìm đến tủ cũ để tiết kiệm tiền bạc. Bạn có thể tham khảo giá bán tủ cũ trong năm 2020 để có lựa chọn phù hợp nhất nhé. Hoặc nếu không bạn có thể tham khảo các loại chất chống ẩm để bảo quản máy ảnh tiết kiệm hơn.