Đèn năng điện lượng mặt trời tuy đã được sử dụng khá phổ biến nhưng nhiều người dùng vẫn hay lúng túng khi đèn sáng yếu hay chập chờn. Những thông tin bên dưới sẽ giúp bạn chủ động phòng tránh và xử lý đúng cách khi gặp phải tình trạng như trên. Vì sao đèn năng lượng mặt trời sáng yếu, chập chờn?
Có một số nguyên nhân thường thấy khiến đèn của bạn bị sáng yếu, chập chờn. Bạn có thể tự mình kiểm tra xem đèn của mình mắc phải lỗi nào. 1. Tấm pin bị bám nhiều bụi hoặc bị che khuất
Tấm pin thực hiện chức năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng mặt trời thành điện năng. Nếu tấm pin không được vệ sinh trong thời gian dài hoặc được lắp đặt ở nơi bị nhiều vật cản che phủ thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ và hiệu suất chuyển hóa. Do đó sẽ làm bóng đèn sáng yếu. 2. Đặt tấm pin quá gần các nguồn sáng khác
Đèn năng lượng hoạt động theo nguyên lý bật khi cảm thấy tối và tắt khi cảm thấy sáng. Vì thế nếu đặt tấm pin quá gần các nguồn sáng khác, nhất là các nguồn sáng có công suất cao thì tấm pin có thể cảm nhận khi đó là trời sáng và tự động giảm mức sáng của đèn lại. 3. Sạc pin chưa đầy
Lỗi này rất thường gặp trong những ngày mưa bão, bức xạ mặt trời yếu nên tấm pin chưa được sạc đầy; không phải cứ đặt pin nhiều ngày liên tục là sẽ luôn có đầy pin, việc đó còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết. 4. Lỗi kỹ thuật
Bên cạnh các lỗi liên quan đến tấm pin sạc thì đèn còn có thể gặp phải các lỗi kỹ thuật do nhà sản xuất hoặc do sử dụng lâu ngày trong thời gian dài. Các lỗi kỹ thuật là do bóng LED bên trong đang hư hỏng, công suất thực tế không đúng với thông số kỹ thuật mà hãng công bố, mưa gió – thời tiết xuất làm hư hỏng… Làm gì khi đèn điện năng lượng mặt trời sáng yếu, chập chờn?
1. Sạc pin đầy trước khi sử dụng
Trước khi lựa chọn mua loại đèn nào, bạn có thể chú ý đến thời gian sạc đầy pin và lựa chọn loại phù hợp; sạc pin theo đúng thời gian khuyến cáo của hãng để đèn dự trữ đủ năng lượng trước khi sử dụng. Như vậy đèn sẽ luôn sáng đủ, sáng khỏe.
Một số nhà sản xuất sẽ khuyến khích bạn dùng chế độ bật/tắt thủ công trong 3 ngày đầu. Các ngày sau đó thì có thể dùng chế độ bật/tắt tự động cho tiện lợi. 2. Đặt tấm pin mặt trời đúng cách
Đặt tấm pin ở đâu, diện tích tiếp xúc với ánh sáng thế nào sẽ quyết định phần lớn khả năng hấp thụ bức xạ mặt trời của pin. Vì thế trước khi lắp đặt, hãy đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất để đặt pin đúng cách. Và dù có đặt pin ở vị trí nào, góc nghiêng bao nhiêu thì nguyên tắc chủ chốt vẫn là không được để các vật cản (cây cối, vật dụng…) bao phủ tấm pin, cản đường ánh sáng đến pin. 3. Không đặt gần các nguồn sáng cao
Như trên phần nguyên nhân gây lỗi có đề cập thì khi đèn năng lượng mặt trời cảm nhận không gian xung quanh mình quá sáng, chúng sẽ tự động giảm cường độ ánh sáng. Để tránh trường hợp này thì bạn chỉ cần đặt đèn xa các nguồn sáng đó ra là được. 4. Thường xuyên vệ sinh tấm pin
Như đã đề cập thì đây là bộ phận trực tiếp hấp thụ và chuyển hóa năng lượng mặt trời. Vì vậy, người dùng cần thường xuyên lau sạch bụi bẩn, tránh để pin bị ăn mòn hay dính nước… Việc vệ sinh định kỳ cũng là một cách chủ động kéo dài tuổi thọ và tối ưu hiệu suất làm việc của đèn.
Nếu sau khi đã thử qua các giải pháp kể trên nhưng tình trạng sáng yếu hay chập chờn của đèn vẫn diễn ra thì bạn có thể liên hệ nhà bán, trung tâm bảo hành để được hướng dẫn chi tiết hơn nhé. Xem thêm: Đèn năng lượng mặt trời số 1 dành cho sân bóng, sân tennis