Quy Trình Bảo Trì Máy Phát Điện Công Nghiệp

Máy phát điện không chỉ đóng vai trò cung cấp điện dự phòng khi lưới điện gặp sự cố mà còn trở thành "trái tim" duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh vai trò quan trọng, máy cũng là thiết bị phức tạp, đòi hỏi sự chăm sóc và bảo dưỡng đúng cách. Việc bỏ qua bảo trì định kỳ có thể dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất, thậm chí gây ra những nguy cơ tiềm ẩn về an toàn.
Vậy, làm thế nào để đảm bảo thiết bị phát điện của bạn luôn hoạt động ổn định, hiệu quả và an toàn? Bảo trì máy phát điện chính là câu trả lời!
 

Quy Trình Bảo Trì Máy Phát Điện Công Nghiệp

1. Lý do nên bảo trì máy phát điện định kỳ

Bảo trì máy phát điện không chỉ là giải pháp, mà là chìa khóa để duy trì hoạt động và đảm bảo an toàn cho hệ thống điện của bạn.
- Hạn chế rủi ro trong quá trình sử dụng, đảm bảo rằng thiết bị luôn trong trạng thái hoạt động ổn định, liên tục và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh tốt nhất.
- Tăng tuổi thọ thiết bị: Có thể phát hiện ra những hư hỏng nhỏ và khắc phục kịp thời, tránh những sự cố lớn có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho các bộ phận như động cơ, đầu phát và tổ máy.
- Cắt giảm chi phí bảo trì và sửa chữa: Những chi phí này thường ít hơn so với chi phí sửa chữa máy phát điện do không bảo trì dẫn tới máy gặp sự cố lớn. Ngoài ra, máy hoạt động không ổn định còn khiến tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn, tốn kém chi phí.
- Dễ dàng nắm bắt tình trạng máy: Khi kiểm tra định kỳ chúng ta sẽ đưa ra được các kế hoạch sản xuất sử dụng thiết bị phát điện hợp lý nhất. Điều này giúp tránh được tình trạng quá tải hệ thống điện khi nhu cầu sản xuất gia tăng, bảo đảm tính ổn định và hiệu quả của toàn bộ hệ thống điện.
Lý do nên bảo trì máy phát điện định kỳ
Vậy quy trình bảo trì máy phát điện diễn ra như thế nào? Hãy cùng tham khảo ngay sau đây.

2. Điều kiện cần trước khi bảo trì

- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho việc bảo trì thiết bị.
- Đảm bảo trang bị quần áo bảo hộ phù hợp, gọn gàng, những đồ cần thiết để đảm bảo an toàn, tránh bụi bẩn.
- Làm loãng dầu bôi trơn để thay thế dễ dàng hơn bằng cách cho máy chạy khoảng 15 – 20 phút.
- Kiểm tra thiết bị đảm bảo đã tắt và nguội hẳn trước khi bảo trì. Tắt nguồn điện vào tủ điều khiển, tắt tải đầu phát.
- Kiểm tra môi trường xung quanh, đảm bảo không có chất nào dễ gây cháy nổ.

3. Quy trình bảo trì máy phát điện chi tiết nhất

Dù là dòng máy phát điện gia đình hay là dòng máy công nghiệp thì cũng cần phải lên kế hoạch thời gian bảo dưỡng định kỳ cho thiết bị. Cụ thể:

a. Bảo trì khi máy hoạt động 6 tháng hoặc dưới 1000h

Đối với các dòng máy mới sử dụng được 6 tháng hay hoạt động dưới 1000h tùy xem điều kiện nào đến trước để thực hiện:
- Kiểm tra các dấu hiệu rỉ dầu nhớt và nước làm mát.
- Kiểm tra đồng hồ điện
- Đánh giá áp lực nhớt và hệ thống khí nạp của máy.
- Kiểm tra hệ thống xả và ống thông hơi.
- Đánh giá độ căng của đai và tình trạng cánh quạt.
- Kiểm tra hiệu điện thế.
Sau khi hoàn thành các bước kiểm tra, chúng ta tiến hành bảo trì lần đầu bằng cách thay bộ lọc nhớt máy, bộ lọc nhiên liệu, thay nhớt và vệ sinh bộ lọc gió.
Quy trình bảo trì máy phát điện chi tiết nhất

b. Máy phát hoạt động dưới 12 tháng hoặc 1500h

Khi thiết bị đã hoạt động được 12 tháng hoặc 1500 giờ tùy điều kiện nào đến trước. Tiếp tục thực hiện kiểm tra như mục A nhưng sẽ kèm thêm các bộ phận sau:
*** Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống làm mát bằng cách kiểm tra nồng độ dung dịch nước làm mát và thêm nước nếu cần.
*** Kiểm tra hệ thống lọc khí:
- Kiểm tra các đường ống cứng, đường ống mềm, các mối nối và bộ chỉ thị áp lực trên đường nạp.
- Kiểm tra và thay thế các thành phần bị hư hỏng, nứt hoặc đai bị lỏng.
- Kiểm tra cánh quạt và bộ tản nhiệt để đảm bảo hoạt động hiệu quả.
- Kiểm tra và điều chỉnh hiệu điện thế của máy để đảm bảo nó hoạt động ổn định.
Sau khi kiểm tra xong chúng ta cần tiến hành thay nhớt, thay lọc nhớt dầu, thay nước mát, thay lọc gió. Khi thay xong hãy cho máy chạy thử để kiểm tra tổng thể và đảm bảo rằng tất cả các hệ thống đều hoạt động bình thường.

c. Bảo trì máy phát điện sau 3 đến 6 năm

Sau 2000 đến 6000 giờ hoạt động hoặc từ 3 đến 5 năm sẽ tiếp tục tiến hành bảo trì và vệ sinh máy cụ thể:
- Vệ sinh và làm sạch động cơ chính để loại bỏ bụi bẩn và cặn bám.
- Điều chỉnh khe hở xupap và béc phun để đảm bảo hiệu suất hoạt động của động cơ.
- Kiểm tra và bảo dưỡng bộ bảo vệ động cơ để đảm bảo các cơ chế bảo vệ vẫn hoạt động hiệu quả.
- Bôi trơn các bánh căng đai và các phần bên ngoài của động cơ để giảm ma sát và hao mòn.
- Kiểm tra các đường ống và thay thế nếu có dấu hiệu hư hỏng.
- Kiểm tra bình điện và thay thế nếu cần thiết.
- Kiểm tra và xiết chặt lại các bulong để đảm bảo các bộ phận được gắn chặt chẽ.
- Kiểm tra độ cách điện để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện.
Do thiết bị đã hoạt động trong thời gian dài, cần thay thế các linh kiện sau để đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ của máy:
- Bộ lọc nhiên liệu, nhớt, và nước làm mát.
- Dây curoa của trục và máy phát sạc bình.
- Dầu nhớt và nước làm mát.
- Ống cấp nhiên liệu và van ống dầu mềm.
Thực hiện đầy đủ các bước trên sẽ giúp máy phát điện duy trì được hiệu suất hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ của thiết bị.

d. Bảo trì máy phát điện sau 7 đến 10 năm hoạt động

Khi máy hoạt động được từ 7 đến 10 năm nghĩa là khoảng thời gian cũng khá dài nên chúng ta cần phải bảo trì theo các bước sau:
- Lặp lại các bước kiểm tra như ở mục C.
- Tiến hành thực hiện vệ sinh và kiểm tra các bộ phận quan trọng:
+ Vệ sinh động cơ

+ Kiểm tra hệ thống làm mát.
+ Điều chỉnh béc phun và bơm nhiên liệu.
+ Làm sạch bên ngoài bộ làm mát bằng cách phun nước nóng.
+ Vệ sinh sạch hệ thống làm mát bằng các sản phẩm chuyên dụng của Fleetguard.
+ Vệ sinh toàn bộ máy, kiểm tra & thay thế các bộ phận như puli cánh quạt, bộ tăng áp và giảm chấn, puli giảm chấn và puli bơm nước, bơm thêm nhớt dưới gate, máy phát sạc bình, bơm cao áp.
+ Kiểm tra và vệ sinh các đường ống dẫn nước và khí nạp để đảm bảo chúng không bị tắc nghẽn hay hư hỏng.
+ Thay thế các linh kiện cần thiết để duy trì hiệu suất hoạt động của thiết bị như bộ sửa chữa bơm nước, bơm nhớt bôi trơn, bộ sửa puli trung gian, nước làm mát, lọc nước, lọc nhiên liệu, lọc nhớt.
Thực hiện đầy đủ các bước bảo trì trên sẽ giúp máy phát điện hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ của thiết bị.
Trên đây là quy trình bảo trì máy phát điện định kỳ với thời gian cụ thể, tuy nhiên việc bảo trì các dòng máy công nghiệp này đòi hỏi người bảo trì phải có kiến thức chuyên môn nhất định. Nếu không nắm chắc về kĩ thuật vẫn nên tham khảo dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng bên ngoài để đảm bảo an toàn, tránh hư hỏng nặng thêm.
Thông tin khác
Có Nên Mua Máy Phát Điện Mini Chạy Dầu?
Có Nên Mua Máy Phát Điện Mini Chạy Dầu?
30/10/2024

Bạn đang phân vân về máy phát điện chạy dầu mini? Vậy hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây

Xem tiếp

Máy Phát Điện Yanmar 5kw - Nên Đầu Tư
Máy Phát Điện Yanmar 5kw - Nên Đầu Tư
30/10/2024

Có nên đầu tư vào máy phát Yanmar 5kW đang trở thành mối bận tâm của nhiều người. Vậy thương hiệu này có thực sự uy tín và đáng đầu tư?

Xem tiếp

So Sánh Máy Phát Điện Chạy Dầu Kama Và Honda 5kw
So Sánh Máy Phát Điện Chạy Dầu Kama Và Honda 5kw
30/10/2024

Hải Minh sẽ giúp bạn so sánh máy phát điện Kama 5kW và Honda 5kW với các yếu tố như công suất, độ bền, tiêu thụ nhiên liệu, giá cả tước khi đầu tư nhé.

Xem tiếp

Kinh nghiệm mua máy sấy thực phẩm gia đình chất lượng
Kinh nghiệm mua máy sấy thực phẩm gia đình chất lượng
30/10/2024

Có nên đầu tư vào máy sấy thực phẩm gia đình hay không? Tìm hiểu kinh nghiệm mua máy sấy thực phẩm gia đình ngay sau đây

Xem tiếp

Bảng Giá Thanh Lý Máy Phát Điện Chạy Dầu
Bảng Giá Thanh Lý Máy Phát Điện Chạy Dầu
30/10/2024

Chi phí cho máy phát điện chạy dầu tương đối cao nên nhiều người đã chọn giải pháp mua thanh lý? Vậy chi phí cho dòng máy phát điện thanh lý sẽ như thế nào?

Xem tiếp

Máy sấy thực phẩm loại nào tốt? Top máy bán chạy
Máy sấy thực phẩm loại nào tốt? Top máy bán chạy
30/10/2024

Máy sấy thực phẩm đang là thiết bị được đánh giá có khả năng bảo quản tốt? Nhưng đâu mới là dòng máy tốt nên đầu tư?

Xem tiếp

Địa chỉ mua hàngHỗ trợChat với chúng tôi qua Zalo