Máy phát điện

Lọc sản phẩm
-18%Hình ảnh Máy phát điện động cơ Kubota EX20KLE.LS
KUBOTA (Nhật Bản)
225.500.000₫
-10%Hình ảnh Máy Phát Điện AG-7000DXS (VOLGA)
Đang cập nhật
13.500.000₫
-13%Hình ảnh Máy phát điện động cơ Kubota EX10KLE.LS
KUBOTA (Nhật Bản)
170.600.000₫
-19%Hình ảnh Máy phát điện động cơ Kubota EX15KLE.LS
KUBOTA (Nhật Bản)
186.700.000₫
Hình ảnh Máy phát điện KYO THG3200
KYO
Giá: Liên hệ

Với sự phát triển của công nghệ việc mất điện hiện nay không còn là nỗi lo cho mọi nhà đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất quy mô vừa và lớn. 
 

I. Định nghĩa máy phát điện

Theo wikipedia:
Là thiết bị chuyển đổi cơ năng thành điện năng dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Nguồn cơ năng sơ cấp có thể là tua bin nước, động cơ tua bin hơi, động cơ đốt trong, tua bin gió hoặc các nguồn cơ năng khác.
Máy phát điện hiện được sử dụng phổ biến tại các gia đình cũng như các cơ sở kinh doanh, xưởng sản xuất, nhà máy. Chúng giúp con người chủ động về nguồn điện, đảm bảo quá trình sinh hoạt cũng như sản xuất, kinh doanh được diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn nhất là khi nguồn điện lưới quốc gia có vấn đề

II. Phân loại các dòng máy phát

1. Phân loại máy phát theo nhiên liệu sử dụng

- Máy chạy xăng: Là dòng thiết bị vận hành bằng xăng. Thiết bị sử dụng động cơ đốt trong + bugi tạo tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp xăng và không khí, từ đó sinh công + nhiệt để tạo ra điện năng.
- Máy chạy dầu: Sử dụng dầu diesel để hoạt động. Máy cũng sử dụng động cơ đốt trong nhưng không sử dụng bugi và bộ chế hòa khí. Chúng sẽ phun nhiên liệu trực tiếp vào buồng đốt, dầu được hòa trộn trực tiếp với không khí bên trong xilanh sau đó được nén cộng với nhiệt độ cao sẽ dẫn đến tự bốc cháy.
Ngoài 2 dòng cơ bản trên còn có các dòng máy chạy bằng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, nước, khí biogas,… tuy nhiên độ phổ biến chưa cao.

2. Phân loại thiết bị phát điện theo quy mô sử dụng

- Máy gia đình: Hay là dòng máy dân dụng, chúng thường có công suất dưới 10kva. Dòng này khá gọn nhẹ, tiện lợi và dễ dùng.
- Máy công nghiệp: Là dòng có công suất lớn đến rất lớn, chuyên cung cấp nguồn điện dự phòng cho công trường, nhà máy sản xuất, khu công nghiệp có quy mô. Ngoài chức năng chính là đảm bảo nguồn điện cấp cho các thiết bị hoạt động chúng còn hỗ trợ chỉnh lưu, hiệu chỉnh điện áp để máy móc hoạt động ổn định và lâu dài.

3. Phân loại máy phát theo nguồn điện ra

- Máy 1 pha: Cung cấp điện áp lên đến 240V và tần số 50 Hz. Chúng chủ yếu được sử dụng để vận hành các thiết bị nhỏ, các thiết bị 1 pha, thích hợp dùng cho hộ gia đình, đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ.
- Máy 3 pha: Cung cấp dòng điện 3 pha, giống như là sự hợp nhất của 3 đường điện 1 pha chạy song song với có dải công suất thường từ 8kA trở lên. Chủ yếu sử dụng cho các xưởng, nhà máy, xí nghiệp lớn, các công trình, dự án….

III. Bảng giá máy phát điện - chi phí cần đầu tư

Giá cả cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong chọn mua thiết bị. Việc nắm bắt giá cả sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt về tài chính cũng như có sự cân nhắc lựa chọn cho thật hợp lý.

1. Máy phát gia đình

Sự đa dạng về thương hiệu cũng như mức công suất ở dòng máy này khiến chúng có rất nhiều giá bán khác nhau. Các dòng máy giá rẻ, công suất thấp thì chỉ với hơn 3 triệu đồng là bạn đã có thể sở hữu. Tuy nhiên nhìn chung mức giá phổ biến ở dòng máy này sẽ dao động từ hơn 5 triệu đồng đến 40 triệu đồng/ máy. Một số ví dụ tiêu biểu như:
- Vinafarm VN-MPD-950 (0.75kw) giá 3.050.000đ
- IZAWA FUJIKI TM2800 (2kva) giá 6.500.000đ
- Yamafuji DG-6000E (4.6kva) giá 16.500.000đ
- Hữu Toàn Kohler HK7500 giá 24.650.000đ
- Honda ELEMAX SH6500EX(S) (5.6kva) giá 41.500.000đ

2. Máy phát điện công nghiệp

Với khả năng cung cấp nguồn điện năng lớn với mức công suất cao, tiêu hao nhiên liệu ít, thời gian hoạt động lâu dài và ổn định, dòng này được bán với mức giá cao, từ hơn 80 triệu đồng, có những dòng lên đến hàng trăm triệu đồng. Như: 
- TechPlus TDF1600Q (11kva) giá 89.000.000đ
- ELEMAX SHT15000 (12kva Japan) giá 116.700.000đ
- DHY 65KSEm (32-35KW) giá 282.000.000đ
- DENYO DCA-60ESI2 động cơ ISUZU (50kva) 495.500.000đ
Sự chênh lệch về giá chủ yếu do thương hiệu, công suất, tính năng máy,… để được báo giá chính xác từng dòng bạn có thể liên hệ đến 024.3221.6365 để được hỗ trợ.

IV. 5+ Thương hiệu máy phát tốt nhất thị trường

1. Thiết bị phát điện Honda – Nhật Bản

Nói đến Honda thì người tiêu dùng Việt luôn có một sự tin tưởng không thể lay chuyển. Thương hiệu Nhật Bản này nổi tiếng về độ bền. Thiết bị có khả năng vận hành êm ái, bền bỉ, mẫu mã đẹp, giá thành hợp lí. Máy đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vận hành, về khí thải môi trường. Honda hiện cung cấp ra thị trường nhiều model với đa dạng công suất đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau.

2. Máy phát điện IZAWA FUJIKI– Trung Quốc

Dòng này được sản xuất dựa trên công nghệ Nhật, xuất xứ Trung Quốc. Izawa Fujiki chủ yếu mạnh về các dòng máy gia đình. Thiết kế máy gọn gàng, chắc chắn, giá thành rẻ dễ mua.

3. Máy phát ELEMAX – Nhật Bản

Bên cạnh Honda thì Elemax cũng là cái tên đáng chú ý trong làng phát điện. Đây là thương hiệu cao cấp của Sawafuji Electric, xuất xứ Nhật Bản. Elemax tạo được niềm tin cho khách hàng bởi công nghệ hiện đại, thiết kế gần gũi, gọn nhẹ, máy vận hành đơn giản, hoạt động ổn định, bền.

4. Máy phát điện Kubota – Nhật Bản

Người ta biết đến Kubota bởi các dòng máy chạy dầu nhất là các dòng máy công nghiệp. Đây là hãng phát điện nổi tiếng hàng đầu thế giới. Kubota được khen ngợi bởi sử dụng động cơ công nghệ cao bảo vệ môi trường, máy hoạt động với hiệu suất cao, độ bền bỉ vượt trội.

5. Máy phát Hữu Toàn – Việt Nam

Là thương hiệu nội địa được đánh giá cao hiện nay. Hữu Toàn chuyên sản xuất và lắp ráp sử dụng động cơ Honda hàng đầu thế giới, thương hiệu này mang đến đa dạng các sản phẩm đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của khách hàng.

V. 5+ Máy phát điện bán chạy hiện nay

1. Máy phát xách tay

Nếu bạn đang cần một chiếc máy xách tay mini nhỏ gọn để dùng trong nhà hay xách đi cắm trại, dã ngoại thì tham khảo 2 model sau:
- ELEMAX SHX2000: Sử dụng nhiên liệu xăng công suất 1500/1900w, dung tích bình nhiên liệu 7.7 lít, nặng chỉ 21kg, xách tay dễ dàng.
- Honda EU10IT1 RR0i (nhập khẩu từ Thái Lan): Công suất 0.9/1.0 KVA, dung tích bình nhiên liệu 2.3 lít, hoạt động liên tục 4 giờ, nặng chỉ 13kg.

2. Máy phát điện gia đình

- IZAWA FUJIKI TM2800: được sử dụng rất phổ biến tại các gia đình, công suất 2.0/ 2.2 KVA, dung tích bình xăng 15 lít, giật nổ bằng tay dễ dàng, tiêu hao nhiên liệu thấp 1.1-1.2 lít/giờ. Giá bán khá rẻ chỉ 6.500.000đ/ máy
- Hữu Toàn Kohler HK7500: Là dòng máy được đa số người dùng tìm mua nhằm phục vụ cho việc cung cấp điện trong gia đình hay cho các văn phòng nhỏ. Công suất mạnh mẽ lên tới 7.1kVA cung cấp nguồn điện ổn định. Máy có thùng xăng lớn 7.3 lít giúp máy vận hành được lâu. Giá bán khá hợp lý, chỉ hơn 24 triệu đồng.

3. Máy phát công nghiệp

- KUBOTA EX 18KME: Thiết bị sử dụng động cơ KUBOTA - V2203 có mức công suất liên tục lên đến 16.5KVA đáp ứng nhu cầu sản xuất và vận hành đối với những công ty, nhà xưởng quy mô vừa phải. Máy có hệ thống tự động điều chỉnh điện áp (AVR) đảm bảo điện áp luôn ổn định, an toàn cho các thiết bị điện. Dung tích bình nhiên liệu lớn, 65 lít. Hệ thống điều khiển đơn giản, có màn hình LCD.
- Elemax SHT25D (Kubota 20kva Japan): Được nhiều công ty xí nghiệp, nhà xưởng tin dùng. Máy có công suất tối đa 22 KVA, dung tích bình dầu lên đến 72L. SHT25D hoạt động mạnh mẽ, vận hành ổn định, bền bỉ, ít hao phí nhiên liệu nhờ trang bị động cơ chuẩn quốc tế.

VI. Kinh nghiệm trong chọn mua máy phát

 - Đặt chất lượng làm đầu: Nếu sử dụng phải hàng kém chất lượng ngoài gây mất an toàn, tiêu hao nhiên liệu tốn kém chi phí vận hành còn dễ gây hư hỏng các thiết bị điện được kết nối cho nên chất lượng là yếu tố cần được quan tâm hàng đầu. Nhớ chọn mua các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để tránh “tiền mất tật mang”
 - Chú ý khâu tính toán công suất: Tính toán công suất càng chính xác càng dễ lựa chọn máy. Chưa kể mua máy có công suất phù hợp ngoài đảm bảo hiệu quả cho công việc còn giúp các thiết bị điện kết nối được bền hơn.
- Luôn kiểm tra máy kỹ càng trước khi mua: Hãy kiểm tra thật kỹ ngoại hình máy, chú ý thông số kỹ thuật, tem nhãn trên máy để tránh mua “lầm”
- Nên yêu cầu được hướng dẫn vận hành: Hãy nhờ đến sự hỗ trợ của kỹ thuật viên đơn vị bán để được hướng dẫn sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng máy đúng cách và an toàn. Điều này rất quan trọng.

VII. Tổng hợp câu hỏi thường gặp về máy phát điện

1. Cách tính công suất máy phát?

Đầu tiên hãy thống kê các thiết bị cần dùng, kiểm tra hoặc tra cứu công suất của từng thiết bị. Tính tổng kW tiêu thụ và chọn thiết bị có công suất cao hơn công suất tiêu thụ thực tế từ 10% đến 25%.
Hãy chú ý điều này bởi nếu công suất máy thấp hơn công suất tiêu thụ máy sẽ bị quá tải, kém bền, dễ gây hư hỏng các thiết bị điện. Nếu công suất máy cao hơn quá nhiều công suất tiêu thụ máy sẽ bị non tải, làm tiêu hao nhiên liệu, giảm tuổi thọ máy.
Công thức bạn có thể áp dụng: Công suất cần thiết = công suất tải x hệ số an toàn (1,1 – 1.25).
Một lưu ý nữa là các dòng giá rẻ công suất thực tế của nó sẽ thấp hơn công suất trên thông số. Bạn nên tìm hiểu hoặc hỏi nhân viên tư vấn để được tư vấn kỹ hơn.

2. Mua máy phát điện xăng hay dầu tốt hơn?

Thực tế thì 2 dòng này đều tồn tại ưu nhược điểm riêng.
Máy chạy xăng có giá mềm hơn, thiết kế máy gọn nhẹ hơn, độ ồn, độ rung thấp nhưng đi kèm với đó chi phí vận hành thường cao hơn, hiệu suất làm việc và khả năng chịu quá tải thường kém hơn, tần suất bảo dưỡng thường xuyên hơn.
Trong khi đó, máy chạy dầu có chi phí vận hành thấp hơn, làm việc bền bỉ hơn, ít hư hỏng, trục trặc nhưng đổi lại máy thường to và nặng, giá bán cao hơn, tiếng ồn lớn, khí thải chứa nhiều muội than hơn, chi phí sửa chữa thường cao hơn.
Qua đây, việc đánh giá máy nào tốt hơn máy nào là không thể. Bạn nên căn cứ vào nhu cầu để có sự lựa chọn cho phù hợp. Thường thì dòng chạy xăng thích hợp sử dụng cho các hộ gia đình, đơn vị kinh doanh sản xuất nhỏ lẻ bởi chúng dễ mua, dễ dùng, hoạt động hiệu quả ở tần suất sử dụng không thường xuyên. Máy phát chạy dầu thì thích hợp sử dụng tại các xưởng, nhà máy đòi hỏi khả năng vận hành liên tục tốt, mạnh mẽ và bền bỉ.

3. Các lưu ý để sử dụng máy phát an toàn?

- Tuyệt đối KHÔNG sử dụng máy trong không gian kín, điều kiện thông khí kém
- Bề mặt phải đảm bảo bằng phẳng, chắc chắn và khô ráo
- Không vận hành máy dưới trời mưa hay khi điều kiện thời tiết quá nồm ẩm
- Không nối trực tiếp thiết bị phát điện vào ổ cắm điện trong nhà
- Không tiếp thêm nhiên liệu khi máy đang hoạt động hay khi động cơ còn quá nóng
- Không thay đổi nhiên liệu cho máy
Trên đây là những thông tin tổng hợp hữu ích nhất về thiết bị phát điện, nếu bạn cần hỗ trợ thêm hãy liên hệ ngay cho Siêu thị Hải Minh nhé!
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Hiện tượng này do mất tín hiệu đề, hãy kiểm tra lại tín hiệu cấp xướng rơle phụ đề, hay rơle trung gian trên thùng điều khiển hay bộ điều khiển có vấn đề. Thường thì nguyên nhân có thể do bị đứt dây, hư relay phụ, hư bộ điều khiển, hư đề, một số lỗi trước đó làm khoá bộ điều khiển. 

Điều này không bao giờ xảy ra, bởi giữa nguồn lưới và nguồn máy phát điện có sự khoá liên động lẫn nhau cả về cơ khí lẫn điện, tức là khi đóng lưới vào tải thì không cho phép đóng nguồn máy phát và ngược lại. 

Vấn đề này có thể do bình ắc quy đã hết điện, đề bị hư. Bạn hãy thử kiểm tra đề, bình ắc quy xem thế nào. Bình ắc quy sử dụng quá 1,5 năm sẽ gặp hiện tượng này hoặc do bình ắc quy không sạc đủ điện. Cần kiểm tra hệ thống sạc bình trên máy và sạc tự động. 

Bạn gặp sự cố về máy phát điện và không thể tự sửa chữa và khắc phục? hãy liên hệ benhvienmaycokhi.vn - Tại đây chuyên nhận sửa đa dạng các loại máy móc uy tín, nhanh chóng, giá cả hợp lý, linh phụ kiện chính hãng, kỹ thuật viên tay nghề cao. Hotline liên hệ: 0869.382.229 - 0938.187.002. 

Có thể do không có dầu vào máy phát điện của bạn, tín hiệu điện cấp cho solenoid dầu bị mất, tắc nghẽn bộ lọc dầu…. Hãy kiểm tra dầu, lọc dầu, ống dầu, máy của bạn đã bao lâu rồi chưa bảo dưỡng? cần xả gió cho đường ống nếu có không khí trong ống dầu. Kiểm tra lại tín hiệu điện cấp tới solenoid dầu.

Điện cơ
  • Theo thương hiệu
  • Giảm giá
  • Theo giá
Địa chỉ mua hàngHỗ trợChat với chúng tôi qua Zalo