Máy đọc mã vạch là một trong những sản phẩm đã khá phổ biến trong đời sống hiện nay, đặc biệt là trong các cửa hàng, siêu thị có quy mô lớn. Trong quá trình sử dụng, máy đọc mã vạch cũng sẽ gặp phải một số lỗi nhỏ mà phải biết cách xử lý thích hợp mới không làm ảnh hưởng đến công việc. Hãy cùng chúng tôi điểm qua các lỗi hay gặp của máy đọc mã vạch và cách xử lý chúng trong bài viết sau.
Máy đọc mã vạch là một loại thiết bị chuyên dụng để nhận dạng các thông tin liên quan đến sản phẩm được kinh doanh như tên, giá, ngày sản xuất,… và được kết nối với máy in cũng như máy tính tiền để hỗ trợ cho hoạt động thanh toán. Trong quá trình sử dụng, bạn cần phải tìm hiểu cách xử lý các lỗi hay gặp của máy đọc mã vạch để đảm bảo công việc.
Tổng hợp 4 lỗi hay gặp và cách xử lý máy đọc mã vạch
Nghe tiếng “bíp” nhưng không xuất hiện mã vạch
Đây là một trong những lỗi khá phổ biến khi sử dụng máy đọc mã vạch. Máy tuy đã quét thành công nhưng lại không thể đưa được dữ liệu vào trong máy. Để xử lý, bạn nên kiểm tra lại các loại dây cáp hoặc bàn phím để đảm bảo chúng đang hoạt động ổn định.
Máy đọc mã vạch ngừng hoạt động, không quét và không có đèn báo
Trong các lỗi hay gặp của máy quét mã vạch, sẽ có lúc bạn phát hiện ra máy bỗng dưng ngừng hoạt động, không quét tiếp tục được nữa và trên máy cũng không xuất hiện đèn báo. Điều này có nghĩa là nguồn không hoạt động ổn định. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên ngay lập tức rút dây nguồn ra để kiểm tra các dây và đầu cắm rồi sau đó ghim lại. Nếu sau khi xử lý vẫn tiếp tục xảy ra hiện tượng trên, bạn cần đưa ngay đến các trung tâm sửa chữa, bảo hành.
Không đọc được code 93
Thông thường, máy đọc mã vạch có thể đọc hết tất cả các loại mã vạch nhưng nếu không đọc được code 93 thì có thể bạn đã quên bật chế độ Code 93 trong máy. Để bật chế độ này, bạn nên tham khảo các sách lập trình barcode (Trong file User Manual hoặc User Guide). Hoặc cách thứ 2 mà bạn có thể áp dụng chính là program lại máy quét, khôi phục lại tình trạng mặc định (Factory Default Settings) để đọc được tất cả các code mà máy có thể.
Thông tin sản phẩm không hiển thị trên Nodepad
Trong trường hợp bạn quét sản phẩm thành công nhưng trên màn hình lại không xuất hiện thông tin sản phẩm thì đây chính là một trong các lỗi hay gặp nhất của đầu đọc mã vạch. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đầu đọc không thể đưa thông tin vào máy tính và bạn có thể xử lý bằng cách kiểm tra dây cáp, thử gõ bàn phím, cắm lại các đầu cắm và đảm bảo cả đầu đọc và bàn phím đều hoạt động tốt.
Các lỗi hay gặp của máy đọc mã vạch sẽ không còn làm khó được bạn với bài viết trên đây. Chúng tôi hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích và hiệu quả nhất! Khách hàng có nhu cầu chọn mua sản phẩm, hãy liên hệ ngay với siêu thị Hải Minh để được hỗ trợ tư vấn và sở hữu sản phẩm với giá tốt.
vận hành máy cưa xương đúng cách như thế nào? cùng xem ngay 6 bước đơn giản dưới đây để mang lại hiệu quả cao cho công việc cưa chặt cắt xương của bạn nhé
Vệ sinh và bảo quản máy cưa xương đúng cách để máy luôn hoạt động tốt nhất. Cùng tham khảo bài viết này để biết cách vệ sinh bảo quản máy cưa chặt cắt xương đơn giản và hiệu quả nhất nhé.
Để máy hàn miệng túi liên tục Yamafuji có thể làm việc được thời gian liên tục từ 10-16h (tùy model), Yamafuji đã thay vì sử dụng chất liệu nhựa, sắt để làm bánh răng và thay bằng thép, để máy hoạt động bền bỉ và liên tục.