Việc đấu nối máy phát điện gia đình với hệ thống điện cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và hiệu quả vận hành thiết bị. Nếu đấu sai kỹ thuật, không chỉ làm hỏng máy mà còn có nguy cơ gây chập cháy hoặc điện giật. Trong bài viết này, kỹ thuật Hải Minh sẽ hướng dẫn chi tiết cách đấu nối máy phát với hệ thống điện gia đình một cách đúng chuẩn, an toàn và dễ hiểu cho người dùng phổ thông. 1. Những điều cần lưu ý trước khi đấu nối máy phát điện
-Không cắm máy phát điện vào ổ cắm điện tổng trong nhà: Đây là sai lầm rất nguy hiểm mà nhiều người mắc phải. Điều này biến máy phát thành một biến áp ngược, có thể khiến dòng điện quay ngược ra lưới điện, gây nguy hiểm cho người khác và cháy thiết bị.
-Sử dụng cầu dao đảo chiều (cầu dao đảo nguồn): Đây là thiết bị bắt buộc để chuyển đổi an toàn giữa điện lưới và máy phát. Giúp ngắt nguồn điện lưới hoàn toàn trước khi chuyển nguồn từ máy phát điện gia đình sang điện lưới. Bởi nếu không may nguồn điện lưới có trở lại sẽ gây ra hiện tượng "xông điện" – một nguyên nhân phổ biến gây cháy nổ. 2. Chi tiết đấu nối máy phát điện gia đình với hệ thống điện
Bước 1: Xác định công suất thiết bị sử dụng
Nguyên tắc: Tổng công suất của các thiết bị điện phải nhỏ hơn công suất hoạt động liên tục của thiết bị phát điện.
Ví dụ thực tế: Máy phát Hyundai 5KW có công suất tối đa là 5.5KW, bạn chỉ nên dùng thiết bị tiêu thụ tổng công suất tối đa khoảng 4.5 – 5KW.
Bước 2: Sử dụng bộ chuyển nguồn (ATS)
Đây là cách được khuyến khích nhất để chuyển đổi giữa nguồn điện lưới và máy phát một cách an toàn. Có hai loại ATS:
- ATS tự động: Tự động chuyển nguồn khi mất điện.
- ATS thủ công: Người dùng phải bật/tắt công tắc chuyển nguồn bằng tay.
Lưu ý quan trọng: Tuyệt đối không đấu trực tiếp máy phát vào ổ cắm trong nhà mà không qua bộ chuyển nguồn, vì có thể gây dòng điện ngược ra lưới, rất nguy hiểm cho thợ điện và chính bạn.
Bước 3: Các bước đấu nối máy phát điện thủ công
- Ngắt điện lưới bằng aptomat tổng.
- Kết nối thiết bị phát điện với hệ thống điện trong nhà thông qua ATS thủ công hoặc bảng chuyển nguồn.
- Khởi động máy phát và chờ máy ổn định.
- Bật công tắc chuyển nguồn để cấp điện từ thiết bị phát vào hệ thống.
- Khi có điện lưới trở lại, ngắt điện từ máy phát, tắt máy và chuyển lại sang điện lưới.
3. Khởi động máy phát điện đúng kĩ thuật
Sau khi ngắt điện lưới và kết nối thiết bị phát điện với hệ thống điện xong thì chúng ta tiến hành khởi động máy.
Cách 1: Khởi động máy thông qua khóa hoặc công tắc On/Off
Trên bảng điều khiển sẽ có công tắc khởi động hoặc thiết kế dạng thông qua chìa khóa tắt mở. Thì lúc này bạn chỉ cần mở máy lên là máy sẽ tự khởi động và vận hành.
Cách 2: Khởi động máy thông qua hệ thống giật nổ
Với một số dòng máy phát điện chạy xăng nguyên bản trước kia thường hệ thống khởi động dạng giật nổ. Dùng tay kéo dây từ từ cho đến khi cảm thấy có lực cản rồi kéo mạnh một lần để máy nổ. Nếu máy không khởi động sau 3–5 lần thì cần phải kiểm tra nhiên liệu và bugi. 4. Lưu ý khi sử dụng máy phát điện thay hệ thống điện lưới
- Trong quá trình vận hành cần phải kiểm tra lượng nhiên liệu thường xuyên để đảm bảo máy vận hành ổn định liên tục.
- Khi đã có điện lưới trở lại, đầu tiên cần phải tắt các thiết bị đang sử dụng như quạt, đèn điện, tivi....sau đó để cho máy phát chạy không tải khoảng 3 đến 5 phút rồi tắt. Tiếp theo, tiến hành chuyển cầu dao về vị trí điện lưới để cung cấp nguồn điện trở lại.
- Để đảm bảo thiết bị vận hành ổn định cho các lần sử dụng tiếp theo thì cần phải thường xuyên kiểm tra định kỳ máy cụ thể ắc quy, mức nhớt, dây dẫn điện, lọc gió, bugi.
- Không để máy hoạt động dưới mưa hoặc gần nơi có nhiệt độ cao như bếp, lò nướng.
- Nếu không có kinh nghiệm đấu nối thì nên đấu nối trực tiếp các thiết bị cần sử dụng nguồn điện với máy phát thay vì qua hệ thống điện lưới tổng.
5. Mua và lắp đặt máy phát điện ở đâu uy tín?
Hiện trên thị trường có khá nhiều đơn vị cung cấp và phân phối các dòng máy phát điện tuy nhiên chúng ta nên ưu tiên các đơn vị có kĩ thuật viên giao hàng và lắp đặt tận nơi.
Thứ nhất, họ sẽ hướng dẫn chúng ta chi tiết cách khởi động máy, kết nối máy với các thiết bị cần sử dụng điện, quy trình bảo hành và bảo trì.
Thứ hai, nếu bạn muốn sử dụng kết nối máy phát điện với hệ thống điện lưới trong nhà thì cũng cần phải có kĩ thuật điện chuyên môn tay nghề cao. Có thể sẽ phát sinh chi phí đấu nối nhưng thay vì thuê bên ngoài thì có thể thuê luôn bên cung cấp máy.
Nếu bạn chưa tìm được đơn vị nào uy tín có thể tham khảo ngay Sieuthihaiminh.vn một đơn vị với hơn 12 năm kinh nghiệm. Ngoài cung cấp các dòng máy phát đa dạng mẫu mã, thương hiệu từ gia đình đến công nghiệp thì Hải Minh còn lắp đặt, và cung cấp dịch vụ sửa chữa sau bảo hành. Điều này đồng nghĩa với việc chúng tôi có đầy đủ chuyên môn, kinh nghiệm có thể hỗ trợ Quý khách hàng trong mọi tình huống.
Hi vọng qua bài viết trên bạn có thể tham khảo và đấu nối máy phát điện với hệ thống điện lưới an toàn và hiệu quả.