Khi nhu cầu đóng gói nhiều loại sản phẩm khác nhau, đa dạng các chất liệu bao bì đóng gói được chế tạo và ra đời. Và điều hiểu nhiên rằng không phải may may bao nào cũng có khả năng đáp ứng được tất cả nhu cầu đóng gói của người dùng trên thị trường. Do đó, hãy tham khảo ngay bài viết hướng dẫn này để sở hữu được thiết bị thích hợp nhất cho yêu cầu công việc của mình bạn nhé! I. Một số chất liệu túi thường sử dụng với máy may bao
Bên cạnh hàn túi, hút chân không, may miệng túi từ lâu đã trở thành phương pháp truyền thống cho quá trình đóng gói và bảo quản hàng hóa, thực phẩm. Chúng được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Và riêng từng ngành nghề này lại có sự khác biệt trong bao bì đóng gói cụ thể như:
- Trong nông nghiệp: bao đựng gạo, đựng thực phẩm, đường, phân bón, thức ăn chăn nuôi,…
- Trong công nghiệp: bao bì ngành nhựa, hóa chất
- Trong xây dựng: bao bì dán gạch, xi măng, bột trét tường,…
Và ứng dụng cho từng công việc cụ thể lại có nhiều chất liệu khác nhau như bao bì nhựa, giấy, bao bì dệt, chất liệu vải, tre, mây, nứa, bông, thủy tinh, gốm,…
Sự đang về chất liệu cũng đòi hỏi mỗi loại máy được thiết kế phù hợp cho công việc may bao.
II. Hướng dẫn chọn máy khâu bao phù hợp với bao bì gói
1. Chọn máy phù hợp với chất liệu túi
Nếu bạn để ý hơn hàng hóa đóng gói trên thị trường hiện nay, mỗi loại chất liệu túi sẽ phù hợp với kích thước, trọng lượng của từng sản phẩm mà chúng chứa bên trong. Trước đây, khi chưa có sự cải tiến về chất lượng mũi kim cũng như động cơ máy khâu, những chất liệu túi dày như túi vải, túi nhựa dày khó tiến hành may bằng máy mà chủ yếu khâu thủ công rất tốn thời gian.
Nhưng hiện nay, nhiều dòng máy công nghiệp ra đời sở hữu động cơ mạnh mẽ công suất cao xuyên qua được lớp bao bì dày đến 1 cm. Chất liệu túi càng dày, càng cầng phần lựa chọn thiết bị động cơ công suất lớn. Mức công suất thấp nhất cho model công nghiệp là 90W, mức cao nhất là 250W.
2. Chọn máy có khoảng cách mũi kim phù hợp
Việc đóng gói sản phẩm dạng bột, dạng hạt hay nguyên khối, kích thước lớn lại yêu cầu cần có khoảng cách mũi kim khác nhau.
- Loại dạng bột cần khoảng cách mũi kim nhỏ, khoảng từ 5 – 7mm là phù hợp. Thường sẽ có nhiều lớp hơn, lớp lót nilong và lớp bao bì chính, dày dặn ở phía bên ngoài.
- Loại dạng dạng không cần khoảng cách quá nhỏ, từ 7 – 10mm đã có thể đáp ứng được tốt. Tuy nhiên, không nên chọn model có khoảng cách quá xa dẫn đến tình trạng hàng hóa, vật phẩm bên trong bị lọt ra ngoài.
- Loại nguyên khối, kích thước lớn thì khoảng cách mũi kim không còn quá quan trọng mà thay vào đó tốc độ mũi kim cần được chú ý nhiều hơn.
3. Thiết kế máy số kim số chỉ
Hiện nay, nhà sản xuất đã phát triển nhiều model với thiết kế khác nhau để tạo ra 1 hay nhiều đường may cùng 1 lúc. Đồng thời kiểu dáng đường may có sự khác biệt tùy thuộc vào nhu cầu của người dùng.
Với những bao bì đóng gói cho sản phẩm trọng lượng lớn cần phải chọn model có nhiều đường may, đường may kép đảm bảo chắc chắn hơn. Nhờ đó, chỉ được may cố định sản phẩm bên trong và chịu được sức nặng lớn.
Thường những model công nghiệp sẽ đáp ứng tốt cho yêu cầu này, mức trọng lượng tối đa mà máy thực hiện được đạt từ 35 – 50kg.
4. Công suất, năng suất máy phụ thuộc vào số lượng bao
Lựa chọn thiết bị nào người dùng cũng cần phải chắc chắn rằng chúng đáp ứng được chính xác nhu cầu của mình. Đặc biệt đối với nhu cầu sản xuất công nghiệp, số lượng đến hàng nghìn sản phẩm mỗi ngày yêu cầu mức công suất phải lớn, động cơ hoạt động bền bỉ trong thời gian dài.
Những model cầm tay thông thường tuy tốc độ không thua kém dòng công nghiệp, nhưng thời gian vận hành của trong chỉ được vài giờ đồng hồ và cũng không được liên tục.
Tóm lại, qua bài viết cách chọn máy may miệng bao sẽ giúp bạn có thể sở hữu được thiết bị phù hợp với bao bì đóng gói của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, đừng ngại gọi vào số Hotline của chúng tôi bạn nhé!