Với sự ra đời của máy may bao đã giúp cho việc đóng gói sản phẩm trở nên đơn giản, dễ dàng đặc biệt là giúp bảo quản sản phẩm bên trong tốt hơn trong quá trình vận chuyển.
Hiện tại trên thị trường có khá nhiều dòng máy may miệng bao khác nhau để có thể đáp ứng được tối đa nhu cầu sử dụng của người dùng. Tuy nhiên điều này cũng khiến cho người mua gặp khó khăn trong việc lựa chọn. Vậy ngay sau đây siêu thị Hải Minh sẽ phân loại giúp Quý khách hàng đảm bảo sẽ lựa chọn được thiết bị phù hợp nhất.
1. Phân loại máy may bao theo thiết kế máy
Hầu hết các dòng máy khâu miệng bao trên thị trường hiện nay đều được thiết kế theo kiểu cầm tay để may. Một số dòng tiên tiến hơn thì có thể tích hợp với bàn để ngồi may. Cụ thể:
a. Máy may miệng bao mini cầm tay
Với loại này được thiết kế cực kì nhỏ gọn, từ kích thước máy cho đến trọng lượng chỉ 2 đến 3kg. Và vì là cầm tay nên chúng lại càng phải được tối ưu về trọng lượng đảm bảo người dùng có thể cầm may mà không bị mỏi.
Bên cạnh đó, để tiện lợi hơn cho người sử dụng, ngoài dòng chạy điện thì một số hãng còn cho ra đời dòng chạy pin – tiện lợi cho những nơi hạn chế về nguồn điện.
Vì là dòng cầm tay nên năng suất trung bình 1 ngày sẽ đạt được khoảng từ 200 đến 350 bao – tùy model và từng thương hiệu cung cấp.
Hiện trên thị trường có cực kì nhiều mẫu mã cho chúng ta lựa chọn, từ các dòng máy Trung Quốc đến những dòng máy xuất xứ Đài Loan với chi phí cực kì rẻ chỉ khoảng 1.350.000 vnđ là có thể sở hữu được rồi.
b. Máy khâu bao công nghiệp
Để đảm bảo khả năng đáp ứng được cho sản xuất công nghiệp thì cũng đòi hỏi thiết bị phải có những thiết kế chắc chắn, bền bỉ, động cơ lớn.
Hiện tại các mẫu công nghiệp hiện nay có kích thước lớn và trọng lượng máy gần như gấp đôi so với các dòng cầm tay. Hiện tại những dòng máy công nghiệp chủ yếu sử dụng điện áp 220V để vận hành.
Về khả năng làm việc thì các dòng máy này có công suất lớn, bền bỉ nên cho năng suất cao khoảng từ 500 đến 1000 bao/ngày. Tuy nhiên, nếu để cầm tay làm việc thì sẽ tạo cho người dùng cảm giác mỏi tay nên phải dừng nghỉ liên tục.
Với các mẫu công nghiệp này hiện nay có cực kì nhiều thương hiệu cho chúng ta lựa chọn cụ thể như Newlong – Nhật Bản, Yaohan – Đài Loan, Megatex – Đà Loan, LPI - Ấn Độ.
Và chi phí cho những thiết bị này cũng tương đối cao vào khoảng từ 4 triệu đến 7 triệu đồng hoặc cao hơn.
c. Máy may miệng bao công nghiệp để bàn
Nếu các dòng máy cầm tay công nghiệp khiến người dùng bị mỏi tay – mỏi lưng khi phải may số lượng lớn thành phẩm thì với dòng để bàn sẽ giúp người dùng linh hoạt hơn đáp ứng khả năng may bao có tải trọng lớn.
Hiện tại với dòng máy này thì được sử dụng chủ yếu trong các xưởng sản xuất lớn, chuyên sản xuất bao bì đóng gói hoặc đóng gói sản phẩm với sản lượng lớn. Nhưng cũng vì thế mà chi phí đầu tư của các thiết bị này cũng không hề rẻ. Hiện tại chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp quy mô lớn.
Bạn có thể tham khảo “tổng hợp thông tin máy may bao” để xem mức chi phí và nên đầu tư vào thương hiệu nào nhé. 2. Phân loại máy may bao theo kim chỉ
Dựa vào nhu cầu đóng gói sản phẩm của mình, bạn cần phải xem xét kĩ lưỡng để lựa chọn các loại máy đảm bảo đường may chắc chắn. Cụ thể:
a. Máy khâu 1 kim 1 chỉ
Với dòng máy này sẽ cho ra 1 đường chỉ may phù hợp để đóng gói các sản phẩm bên trong với kích thước lớn.
Hiện tại trên thị trường thì số lượng mẫu máy may 1 kim 1 chỉ khá nhiều để cho chúng ta lựa chọn từ dòng cầm tay mini đến dòng công nghiệp. Và hiện nay số lượng người dùng sử dụng dòng máy này cực kì cao chiếm phần lớn.
b. Máy khâu miệng bao 1 kim 2 chỉ
Là dòng máy sẽ giúp chúng ta tạo ra 2 đường chỉ cực kì chắc chắn phù hợp với những chất liệu bao dày dặn, sản phẩm bên trong với kích thước nhỏ.
Và theo thiết kế này thì 1 kim 2 chỉ có mức chi phí cao hơn so với dòng 1 kim 1 chỉ và hiện dòng máy này được sử dụng nhiều trong các xưởng công nghiệp.
c. Máy khâu 2 kim 2 chỉ
Là dòng máy có khả năng tạo 2 đường chỉ 2 mũi kim song song cho độ chắc chắn cực kì cao. Với những thiết bị này thường phù hợp với các sản phẩm đóng gói dạng bột như xi măng, phân bón hay các loại hạt kích thước nhỏ.
Tuy nhiên, hiện tại nhu cầu sử dụng thiết bị này ở Việt Nam chỉ dừng lại ở mức tầm trung nên cũng khá hạn chế mẫu mã.
Và chi phí của dòng máy này cũng khá cao đặc biệt là các dòng máy xuất xứ Nhật Bản – Đài Loan sẽ rơi vào khoảng từ 7 đến 8 triệu. Trong khi đó các dòng máy 1 kim 1 chỉ chỉ khoảng 6 triệu đồng là có thể sở hữu được rồi.
Qua bài viết “Phân Loại Máy May Bao Phổ Biến Trên Thị Trường” chắc hẳn bạn đã biết rõ ràng hơn về các loại máy khâu hiện tại rồi đúng không. Việc nắm bắt phân loại các dòng máy sẽ giúp bạn sở hữu được thiết bị phù hợp đảm bảo làm việc hiệu quả cao hơn.