Máy uốn sắt: cấu tạo chi tiết và quy trình tháo lắp

Với ai là thợ xây dựng lâu năm, kỹ sư xây dựng… chắc chắn đã tiếp xúc và sử dụng rất thành thạo với các loạimáy uốn sắt, máy bẻ đai,... Tuy nhiên với ai đang chập chững vào nghề. Các công việc như tháo lắp, vệ sinh máy, bảo dưỡng định kỳ thường vướng phải nhiều khó khăn.

Nếu bạn cũng nằm trong trường hợp đó, cùng đừng quá lo lắng nhé! Hãy tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý chi tiết nhất của chiếc máy này. Thì việc tháo, lắp, hay các thao tác sử dụng đều trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.


Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích cấu tạo và các công đoạn tháo lắp cụ thể nhất. Hãy theo dõi ngay nhé, chắc chắn nó sẽ giúp ích cho công việc sắp tới của bạn!


Máy uốn sắt

Cấu tạo chi tiết của máy uốn sắt xây dựng:

 

Kết cấu cơ bản của máy bao gồm những bộ phận chính như:

- Motor 2 - 3 hp - là motor rất bền, ổn định trong thời gian dài.

- Thanh nắn, uốn sắt được gia công hoàn toàn bằng thép Nhật Bản, chống mài mòn và chịu áp lực cao cực kỳ tốt

- Hệ thống bẻ góc theo điều khiển của người vận hành.

- Hệ thống thùng nhớt chuyên dụng cho thiết bị. Là nhớt RS68, thường có dung tích 70 lít

- Bơm và van bơm thủy lực (đây là một hệ thống). Gồm 2 van hai đầu và 1 van một đầu. Làm nhiệm vụ bơm nhớt và cung cấp cho máy hoạt động.

- Hệ thống Encoder có tới 600 xung. Nhiệm vụ chính là đọc thông số yêu cầu về kích thước, độ cong, sản phẩm sắt thép cần uốn. Là bộ phận cực kỳ quan trọng, quyết định đến công suất, hiệu quả hoạt động của máy.

- Bảng điều khiển có phiên bản tiếng Việt, nên rất dễ sử dụng. Phần tủ điện tự động được lắp đặt bằng màn hành PLC loại 5 inch chữ lớn nên khá dễ đọc
 

Cấu tạo chi tiết của máy uốn sắt thủy lực:


Tuy có nhiều điểm được cải tiến hơn so với các loạimáy uốn sắt hộp. Nhưng nhìn chung các loại máy thủy lực có cấu tạo rõ ràng, dễ phân biệt hơn. Công năng tốt, hiệu suất làm việc cực cao

1. Mâm uốn​ sắt

Đây là bộ phận nòng cốt, không thể thiếu trong bất kỳ một thiết bị uốn sắt nào. Mâm quay được đặt ở mặt trên của máy. Cấu tạo từ các thanh thẳng đứng, chống đỡ xuống mặt đất để giữ thăng bằng. Nâng cuộn sắt từ 200-300kg và có thể xoay linh hoạt 360 độ. Độ cao so với mặt đất là 0,5m, thường được gia công bằng thép chất lượng cao.

Máy uốn sắt

 

2. Hệ thống thủy lực

Bơm thủy lực có dung tích 16 lít/phút, đảm bảo thời gian cắt uốn như ý muốn. Nguyên lý hoạt động ở đây nhờ 2 piston thủy lực với độ dài 10cm. Toàn bộ các thao tác điều khiển, van đóng ngắt thủy lực đều được lập trình ngay trên máy tính. Người dùng chỉ cần điều khiển máy theo đúng hướng dẫn.

3. Hệ thống điều khiển

Như đã nói, toàn bộ các thao tác đã được tối ưu hóa. Lập trình và cài đặt sẵn ngay trên máy. Hệ thống điều khiển là pr/2000i, vận hành rất đơn giản. Tất cả các nút, phím điều khiển đều được tích hợp trên bàn phím.

4. Hệ thống uốn sắt

Phần này bao gồm 6 rulo thép, được sắp xếp bố tró thành 2 hàng song song. Đặt ngay trên mâm uốn sắt. Hoạt động nhờ sự truyền động bởi hộp số với công suất từ 200-300 w

5. Thân máy

Toàn bộ thânmáy uốn sắt thủy lực đều được cấu tạo bằng thép với độ cứng cao. Chịu áp lực cực đại, tạo sự cứng cáp và chắc chắn cho thiết bị. Toàn bộ hộp máy bảo vệ các bộ phận quan trọng như motor, bộ truyền động,...

6. Phần nắn - duỗi sắt

Được đặt ngay trên mâm uốn sắt, với đường kính và khoảng cách do nhà sản xuất căn chỉnh. Là một bộ phận rất quan trọng của máy. Nhiệm vụ chính của nó là giúp nắn, uốn các thanh sắt thép theo đúng yêu cầu.

máy uốn sắt

 

7. Dụng cụ cắt

Một số máy đa năng sẽ có thêm bộ phận này với nhiệm vụ cắt sắt. Được thực hiện vào cuối chu trình uốn sắt. Nhằm tạo độ dài thích hợp với yêu cầu của người dùng.

Trên đây là 7 bộ phận cơ bản, không thể thiếu. Ngoài ra máy còn có thêm những phần phụ chuyên biệt theo từng dạng, model máy.


Quy trình tháo - lắp - bảo dưỡng - vệ sinh máy uốn đai sắt

Khi nắm rõ cấu tạo chi tiết của máy uốn sắt thép hộp và máy uốn duỗi sắt thủy lực rồi. Bạn cần tìm hiểu thêm quy trình, thao tác với nó để việc sử dụng đúng cách và an toàn hơn.

1. Tháo máy

Hãy đảm bảo rằng bạn đã kiểm tra nguồn điện, cúp điện trước khi tháo máy. Sau đó tháo lần lượt cụm trục khoan, các chi tiết, linh kiện. Tháo vòng phe và các nút chuyển chức năng


2. Vệ sinh - bảo dưỡng máy uốn cắt duỗi sắt

Chú ý, sau khí tháo rời hết các bộ phận của máy. Hãy để lần lượt trên tấm thảm, vải, bạt nilon nào đó để tránh dây bụi bẩn vào. Tuyệt đối không để chồng chéo chúng lên với nhau. Tốt nhất là đặt các chi tiết cùng một bộ phận cạnh nhau.

Tiếp theo tiến hành kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng cho máy. Thấy các chi tiết nào bị mài mòn, yếu, quá cũ kỹ nên có phương án thay thế. Dùng dầu mỡ tra máy thì nên chọn dầu chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ  rõ ràng. Đặc biệt là loại dầu chuyên dụng phải phù hợp với động cơ máy.
 

máy uốn sắt


Lau vết bụi bẩn bằng vải khô, vải mềm. Tuyệt đối không lấy các vật nhọn, sắc bén để cạo, tẩy sạch. Vì rất có thể những dụng cụ này sẽ làm hỏng chi tiết máy.

Bạn nên vệ sinh, tra dầu định kỳ hàng tháng để giúp máy hoạt động trơn tru hơn. Lại giúp tăng được tuổi thọ cho máy.


3. Lắp máy uốn sắt

Quy trình lắp máy là các thao tác ngược lại với quy trình tháo máy ở trên. Hãy cẩn thận, tỉ mỉ, đừng bỏ sót con ốc nào nhé! Thực hiện lần lượt từ nhỏ tới lớn, từ trong ra ngoài là ổn!


4. Kiểm tra

Khi đã lắp máy hoàn chỉnh, hãy dùng tủ điện để kiểm tra máy, xem nó ổn định chưa? Bạn không thể bỏ qua bước này đâu nhé! Hơn nữa việc kiểm tra phải thực hiện thông qua tủ điện. Mới bảo đảm an toàn, ổn định các thông số như: điện áp, cường độ dòng điện.

Nếu phát hiện điều bất ổn hãy ngừng máy ngay lại. Kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng xem nguyên nhân do đâu? Trong quá trình sữa chữa bạn cũng phải tuân thủ quy trình này nhé! Có như vậy máy mới duy trì hoạt động ổn định và hiệu quả được.


Trên đây là tổng hợp các thông tin chi tiết về cấu tạo của máy uốn sắt. Nguyên lý máy uốn sắt cũng như quy trình sữa chữa, tháo lắp, bảo dưỡng. Chắc chắn phần nào nó đã giúp bạn tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm hơn. Nếu cảm thấy bài viết này hữu ích, hãy share rộng rãi để nhiều người cùng tham khảo nhé! Ngoài ra nếu bạn còn gặp khó khăn nào phát sinh? Chưa tìm được cách khắc phục tốt nhất? Hãy liên hệ qua đường dây nóng0932 196 898 hoặc0902 787 139để được kỹ thuật viên hỗ trợ kịp thời nhé!
Xem thêm: "
Có nên mua máy uốn sắt trung quốc không? Mua ở đâu"

 
Thông tin khác
Công dụng máy seal màng
Công dụng máy seal màng
16/05/2023

Seal màng nhôm là công đoạn thường thấy trong quá trình đóng gói chai, lọ hàng hóa. Mời bạn cùng Hải Minh tìm hiểu cách thức hoạt động cũng như công dụng của một máy đóng màng seal chuyên dụng.

Xem tiếp

Có Nên Mua Máy Phát Điện Chạy Dầu Sử Dụng Cho Gia Đình?
Có Nên Mua Máy Phát Điện Chạy Dầu Sử Dụng Cho Gia Đình?
04/04/2023

Các gia đình thường được khuyên sử dụng các dòng máy phát chạy xăng có nhiều ưu điểm phù hợp (về giá thành, kích thước, độ ồn, …). Còn đối với may phat dien chạy dầu có nên sử dụng cho gia đình không? Hãy cùng Siêu thị Hải Minh phân tích, đánh giá dòng sản phẩm này bạn nhé!

Xem tiếp

Máy Phát Điện Đang Chạy Tự Tắt Thì Phải Làm Sao?
Máy Phát Điện Đang Chạy Tự Tắt Thì Phải Làm Sao?
30/03/2023

Khi sử dụng máy phát điện, người dùng có thể gặp phải một số lỗi mà nếu không nắm rõ được cách xử lý kịp thời thì có thể gây ra những hậu quả khó lường. Trong bài biết này, Sieuthihaiminh.vn sẽ giải thích hiện tượng tại sao máy phát điện đang chạy tự tắt và cách khắc phục an toàn - hiệu quả nhất. 

Xem tiếp

Top 3 Model Máy Đếm Tiền Xiudun Công Nghệ Mới Nhất 2023
Top 3 Model Máy Đếm Tiền Xiudun Công Nghệ Mới Nhất 2023
23/03/2023

Bạn đang phân vân không biết nên mua máy đếm tiền nào phù hợp? Dưới đây, siêu thị Hải Minh xin giới thiệu đến bạn Top 3 model máy đếm tiền Xiudun công nghệ mới nhất 2023.

Xem tiếp

Địa chỉ mua hàngHỗ trợChat với chúng tôi qua Zalo