Ngày nay hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh đều ứng dụng máy may bao cầm tay trong quy trình đóng gói bao bì để cải thiện năng suất, chất lượng đóng gói và cắt giảm nhiều chi phí không cần thiết. Trong số các thiết bị mini cầm tay, GK9-2 hay GK9-350 là hai model được ưa chuộng và được đem ra so sánh khá nhiều. Vậy trên thực tế dòng nào dùng ổn hơn, dưới đây sẽ là gợi ý dành cho bạn!
1. Tìm hiểu máy may bao GK9-2
GK9-2 là cái tên quá quen thuộc trong làng may bao. Tuy nhiên khi nhắc đến dòng máy này hãy coi chừng nhầm lẫn bởi trên thị trường hiện có đến 3 dòng máy mang model này.
1. Yamafuji GK9-2: Đây là thương hiệu may bao khá nổi trên thị trường. Ngoài GK9-2 thương hiệu này đem đến nhiều model may bao cầm tay khác như: GK9-616, GK9-58A, GK261A….
2. Song Kiếm GK9-2: Được sản xuất bởi hãng Song Kiếm, Trung Quốc, gọn nhẹ, giá rẻ.
3. Anysew GK9-2: Cũng là dòng may bao đến từ Trung Quốc. Máy được nhiều người dùng nhỏ lẻ ưa chuộng.
GK9-2 dù thuộc hãng nào cũng đều có công suất hoạt động 90W. Máy hoạt động bằng điện áp dân dụng 220V, có thiết kế tương tự nhau, khá nhỏ gọn, nặng chỉ từ 4-4.5kg. Tốc độ may trong khoảng 800 nhịp/phút, tức khoảng 10m mỗi phút. Độ dày may tối đa đạt 8-10mm. Giá bán của dòng may bao này khá rẻ từ 1.000.000 – 1.350.000đ/ máy.
2. Tìm hiểu máy may bao GK9-350
GK9-350 là dòng sản phẩm của TMD, thương hiệu này chuyên sản xuất các thiết bị may bao. TMD là cái tên không còn xa lạ với người dùng Việt. Hãng này được ưa chuộng khi cho ra đời khá nhiều mẫu may bao bao gồm cả dòng chạy pin và điện. Điểm chung của chúng là đều gọn nhẹ, chắc chắn, dễ dùng và có độ ổn định cao. Một vài model tiêu biển bạn có thể tham khảo như: GK9-750, GK9-900, GK9-950,…
Về GK9-350, dòng này nặng chỉ tầm 3kg. Máy sử dụng động cơ điện, công suất 190W mạnh mẽ. Máy may trên nhiều chất liệu đáp ứng nhu cầu sử dụng cao. Kết cấu máy khép kín, bền.
Thông số máy:
- Số kim: 1
- Khoảng cách mỗi mũi: 8-10mm
- Độ dày đường may tối đa: 0.2-6mm
- Loại kim: DNx5135 × 525/200
- Động cơ: 220V
- Đường kim: tốc độ 2700 nhịp/phút
- Trọng lượng: 2,9 kg
3. So sánh máy may bao bì GK9-2 và GK9-350
a. Điểm giống nhau của máy khâu bao bì
- Cả 2 dòng máy may bao kể trên đều là dòng may bao cầm tay chạy điện (hoạt động bằng điện áp dân dụng 220V)
- Thiết kế máy gọn nhẹ, dễ dùng, tính cơ động cao
- GK9-2 và GK9-350 đều là dòng khâu bao 1 kim 1 chỉ, may được trên nhiều chất liệu khác nhau
b. Điểm khác nhau máy may miệng bao
- Về thiết kế máy:
Đều là dòng mini cầm tay nhưng chúng có thiết kế khác nhau, dễ dàng nhân biết ngay từ cái nhìn đầu tiên
GK9-2 làm hoàn toàn bằng chất liệu thép trong khi đó GK9-350 có phần tay cầm làm bằng nhựa mềm cách điện. Đó cũng là lý do khiến dòng này có trọng lượng nhẹ hơn, chỉ 2.9kg trong khi đó GK9-2 nặng từ 4-4.5kg
- Về khả năng may
GK9-350 có công suất vượt trội hơn 190W trong khi đó GK9-2 chỉ là 90W. Tốc độ đường kim của GK9-350 cũng cao hơn 2700 nhịp/phút, GK9-2 khoảng 800 nhịp/phút. Đương nhiên sự khác biệt này sẽ giúp GK9-350 có hiệu suất may miệng bao tốt hơn.
Riêng về độ dày may tối đa GK9-2 lại vượt trội hơn đạt 8-10mm trong khi đó GK9-350 chỉ đạt 6mm.
- Về chi phí đầu tư
Hai dòng này có sự chênh lệch về giá bán tuy nhiên cũng không đáng kể. TMD GK9-350 sẽ có giá bán cao hơn, 1.550.000đ/ máy, cao hơn khoảng 200.000đ-300.000đ.
4. Nên mua máy may bao GK9-2 hay GK9-350?
Qua so sánh đối chiếu trên ta có thể thấy mỗi dòng đều sẽ có ưu – nhược điểm riêng. Tuy nhiên, đánh giá chung thì TMD GK9-350 sẽ nhỉnh hơn một chút. Nếu chọn lựa giữa 2 dòng này thì Siêu thị Hải Minh vẫn nghiêng hơn về GK9-350. Bỏ ra thêm 1 vài trăm nhưng đổi lại dòng này có nhiều điểm vượt trội hơn. Tuy nhiên quyết định vẫn nằm ở bạn, bạn có thể cân nhắc thêm về nhu cầu, kinh phí để có sự lựa chọn phù hợp.
Trên đây là lời giải đáp cho vấn đề nên chọn máy may bao GK9-2 hay GK9-350. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình lựa chọn máy để phục vụ cho công việc của mình