Tết Nguyên đán có từ khi nào?
Tết Nguyên đán hay còn gọi là Tết ta, ngày Tết âm lịch tại Việt Nam, bắt nguồn từ lịch Trung Hoa xưa nên có phần giống với Trung Quốc. Nguyên gốc của “tết” là chữ “tiết” trong tiết trời, “nguyên” là bắt đầu và “đán” là sớm mai. Ghép lại chúng ta có thể hiểu Tiết hay Tết Nguyên đán là khoảnh khắc giao thoa giữa ngày cuối và ngày đầu năm mới. Nó cũng trùng với thời điểm khởi đầu mùa vụ trong văn minh lúa nước của người Á Đông.
Tết Nguyên đán bắt nguồn từ lịch Trung Hoa và đã có từ rất lâu
Tết Nguyên đán tại Trung Quốc có từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế. Cơ bản là như vậy, để hiểu sâu hơn về lịch sử Tết Nguyên đán thì các bạn có thể nghiên cứu thêm từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau.
Tết Nguyên đán 2022 sẽ đến sớm hơn thường khi, rơi vào ngày 1.2.2022 Dương lịch, chỉ cách Tết Dương lịch đúng một tháng. Lịch nghỉ Tết dự kiến 9 ngày cũng là dịp tốt để nhiều người về quê sum họp cùng gia đình.
Người Việt làm gì vào Tết Nguyên đán hằng năm?
Các hoạt động ngày Tết Âm lịch của người Việt khá đa dạng. Những ngày giáp Tết, mọi người thường tất bật mua sắm, dọn dẹp, trang trí nhà cửa. Sau đó thì gói bánh tét, bánh chưng và hấp chín vào đúng thời khắc giao thừa – 30 tháng Chạp.
Trong Tết thì có các hoạt động như mừng tuổi, chúc tụng nhau một năm mới nhiều bình an, tài lộc, may mắn. Cả gia đình sẽ quây quần bên mâm cơm vào ngày đầu năm. Sau đó thì mỗi thành viên có thể chọn cho mình một kế hoạch vui chơi Tết riêng biệt, đi du xuân, du lịch, đi chùa chiền, tham gia lễ hội…Xem hoặc tổ chức múa lân sư rồng cũng là hoạt động nổi bật trong ngày Tết của người Việt Nam.
Múa lân, sư, rồng thường có vào dịp Tết và các ngày lễ khai trương
Trang trí Tết Nguyên đán sao cho đẹp mắt?
Vật dụng trang trí ngày Tết khá đa dạng. Bạn có thể chọn câu đối đỏ, dưa hấu, biểu tượng tiền, vàng, ông Phúc – Lộc – Thọ, bao lì xì, cây kiểng…tùy theo sở thích cá nhân. Thường thấy nhất, mọi người sẽ mua một cây mai hoặc đào, treo những vật vật trang trí nhỏ lên thân, cành của cây. Trên bàn thờ thì thường có mâm ngũ quả. Trên tường thì có thể dán câu đối được mua hoặc tự viết.
Phố bán đồ trang trí nhộn nhịp vào mỗi dịp Tết
Bạn cũng có thể chọn mua những bức tranh Tết Nguyên đán với ý nghĩa chúc may mắn, tài lộc hay sức khỏe để treo thêm trong nhà.
Biểu tượng Phúc – Lộc – Thọ thường thấy ở nhiều nhà vào dịp Tết
Hình ảnh Tết Nguyên đán xưa
Bên cạnh không khí hào hứng đón năm mới thì vào ngày Tết, có rất nhiều người hồi tưởng lại năm cũ. Những câu chuyện cửa miệng như “Tết ngày xưa vui lắm” vẫn thường được nhắc tới mỗi dịp hội ngộ. Mời bạn thưởng thức lại một số hình ảnh Tết Nguyên đán xưa trong lòng người Việt.
Phiên chợ Tết xưa
Lá dong dùng để gói bánh chưng ngày Tết
Tết trong cung đình xưa
Tết Sài Gòn xưa
Trẻ em xem đốt pháo ngày Tết
Dù xưa hay nay, ngày Tết Nguyên đán hằng năm vẫn luôn khiến mọi người mong đợi. Bởi đó là dịp sum họp, là dịp hội ngộ và nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả.Siêu thị Hải Minh chúc quý khách một năm mới 2022 an khang thịnh vượng - sức khoẻ sum vầy.