Có lẽ nhu cầu đầu tư máy hàn miệng túi dập tay đang ngày càng trở lên phổ biến hơn trong các hộ gia đình, cửa hàng hay thậm chí đơn vị kinh doanh vừa và nhỏ. Với ưu điểm nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển, dễ dàng thao tác, chi phí đầu tư cũng tương đối rẻ nên nó đã trở thành sự lựa chọn của nhiều người dùng.
Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có khá nhiều mẫu máy ép túi nilong dập tay khác nhau để cho chúng ta tham khảo. Vậy đâu sẽ là dòng máy phù hợp với bạn nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết “phân loại máy hàn túi dập tay ngay sau đây nhé!
1. Phân loại máy hàn túi dập tay
Bạn sẽ phải thấy bất ngờ với dòng dập tay hiện nay trên thị trường, đôi khi nó còn khiến bạn phải ngạc nhiên rằng biết thế mua máy này hơn. Cụ thể là gì?
a. Phân loại máy ép túi theo chất liệu vỏ máy
Với dòng dập tay thì sẽ có 3 sự lựa chọn phổ biến cho người dùng đó là:
- Máy dập tay vỏ nhựa: Ưu điểm của dòng máy này đó là làm từ nhựa nên trọng lượng máy khá nhẹ, có thể di chuyển linh hoạt dễ dàng. Chi phí đầu tư của dòng máy này cũng tương đối rẻ chỉ khoảng từ 200.000 vnđ đến hơn 500.000 vnđ cho độ dài từ 20cm đến 40cm. Tuy nhiên, nhược điểm công suất thấp khó hàn được túi dày, thậm chí có thể mua phải hàng loại 2, 3 chất lượng kém.
- Máy hàn vỏ thép: Ưu điểm của nó là công suất lớn, thiết kế chắc chắn dày dặn, chống va đập. Nhiều dòng máy trên thị trường như Yamafuji có chất lượng cao giá bình dân dễ mua, thậm chí hàn được túi dày. Chi phí đầu tư khoảng từ 500.000 vnđ đến 800.000 vnđ, trọng lượng máy khoảng 2 đến 3kg.
- Máy ép túi vỏ nhôm: Về chất lượng có thể cao hơn so với dòng vỏ thép đôi chút. Nhưng có khả năng chống va đập tốt, vỏ máy dày dặn, chắc chắn cực kì phù hợp cho các môi trường khắc nghiệt mà vẫn đảm bảo sự bền bỉ. Chi phí đầu tư khoảng từ 1.250.0000 vnđ tùy thuộc vào kích thước miệng túi.
b. Phân loại máy hàn theo thiết kế máy
Có thể bạn nghĩ dòng máy dập tay chỉ được thiết kế với 1 kiểu dáng duy nhất và được thiết kế với dạng dập tay kích thước thông thường từ 20cm đến 40cm.
Nhưng về bạn sẽ phải bất ngờ với cách phân loại ngay sau đây:
- Máy hàn dập tay ngắn với kích thước từ 20cm đến 40cm đây gọi là dòng máy phổ thông mà chúng ta thường thấy trên thị trường, đâu đâu cũng bán từ sàn thương mại đến các công ty vừa và nhỏ. Chi phí cho dòng máy này sẽ khoảng từ 200.000 vnđ đến 850.000 vnđ.
- Máy dán túi tay dài với kích thước từ 50cm đến 80cm đáp ứng cho nhu cầu hàn túi với các loại túi kích thước lớn. Và hiện dòng máy này đang cực kì phổ biến trong các đơn vị đóng gói các sản phẩm như chăn, gas, gối, quần áo…Với thiết kế tay dài nhưng không kém phần nhỏ gọn.
- Máy hàn FRK: Với thiết kế khá đặc biệt, từ thiết kế cho đến đường hàn túi cũng khác hoàn toàn. Nếu đường hàn của các loại túi dạng ô vuông nhỏ thì dòng máy này cho đường hàn dạng dọc khá đẹp mắt và phù hợp với các loại túi chất liệu dày. Tuy nhiên chi phí đầu tư cho các dòng máy này cũng tương đối cao nên chỉ có các đơn vị cơ sở quy mô lớn mới đầu tư.
2. Lưu ý khi lựa chọn máy hàn túi dập tay
Với dòng dập tay thường sẽ khá kén chọn các loại túi chất liệu dày chính vì vậy mà bạn cần phải xác định được chất liệu túi của mình dày hay mỏng và có phù hợp hay không.
a. Đường hàn của máy hàn miệng túi dập tay
Chất liệu túi với độ mỏng như túi bóng kính và dày như các loại túi hút chân không, túi bim bim thì có thể tham khảo các mẫu máy với đường hàn khoảng 2mm. Thậm chí một số dòng máy cao cấp như của Yamafuji có thể hàn các loại túi dày như túi zip bạc.
Với các chất liệu túi dày như túi zip bạc, túi giấy thì bạn cần phải tham khảo qua các dòng máy có biến áp lớn như các dòng máy của bên Yamafuji. Bởi nó có thể nâng cấp đường hàn từ 2mm lên 5mm mà vẫn đảm bảo về chất lượng.
b. Chiều dài kích thước miệng túi
Chiều dài miệng túi của bạn có kích thước bao nhiêu thì chiều dài đường hàn của máy ít nhất là bằng hoặc lớn hơn.
Cụ thể: kích thước miệng túi của bạn dài 25cm thì bạn ưu tiên lựa chọn những dòng máy dập tay với các mã 300 như PFS-300 hay PCS-300I là hợp lý. Nếu kích thước lớn hơn 40cm thì bạn cần phải tham khảo qua các dòng máy tay dài như FS-500.
c. Thương hiệu cung cấp máy ép túi dập tay
Hiện tại, thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp khác nhau nhưng không phải đơn vị nào cũng cung cấp những dòng máy rõ ràng về thương hiệu hay chính sách bảo hành.Hiện tại, một số thương hiệu nổi tiếng bạn có thể tham khảo như Yamafuji, TMD hay Tân Thanh là những cái tên mà chúng ta nên cân nhắc đầu tư.Hoặc có thể tham khảo thêm bài viết “5 thương hiệu máy hàn miệng túi cầm tay tốt nhất” để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất nhé. 3. Địa chỉ cung cấp máy hàn túi dập tay chất lượng
Thị trường máy ép túi dập tay hiện nay cũng khá phức tạp, bởi chi phí đầu vào thấp nên cũng có khá nhiều đơn vị kinh doanh dòng máy này. Chính vì thế nó sẽ có sự xen lẫn giữa dòng máy chất lượng và kém chất lượng.Tuy nhiên, để sử dụng lâu dài và hạn chế sự hư hỏng nhất có thể thì bạn hãy lựa chọn những thương hiệu như chúng tôi đã gợi ý và lựa chọn đơn vị uy tín. Hiện tại, hình thức mua hàng giao hàng tận nơi kiểm tra xong và thanh toán cũng đang khá linh hoạt. Bạn nên đặt hàng được kiểm tra, test thử máy trước khi thanh toán. Ưu tiên đơn vị có tiếng như Siêu thị Hải Minh – tổng kho máy hàn túi lớn nhất toàn quốc. Đặc biệt với đa dạng mâu mã, 8 chi nhánh toàn quốc, thời gian bảo hành lên đến 12 tháng tạo sự an tâm cho người sử dụng.Vậy bạn còn đắn đo gì mà không đến ngay Siêu thị Hải Minh để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất? Nếu bạn còn bất kì câu hỏi nào đừng quên để lại dưới comment nhé!