Ở bài viết trước thì chúng tôi tổng hợp nhận xét chung theo công suất máy ép dầu. Và tách riêng phần máy ép dầu lạc nhập khẩu và máy sản xuất trong nội địa. Để làm chi tiết hơn từng model thì bài viết phần 2 sẽ phân tích cụ thể nhé.
Chúng tôi cũng sẽ phân theo chất liệu, công suất, vùng miền sử dụng. Đi sâu từng đánh giá của người dân trong vòng 3 tháng – 9 tháng đầu vận hành. Xem kết quả đánh giá của họ ra sao nhé.
Nhận xét thực tế về máy ép dầu gia đình
Chủ yếu là các hộ dân ở Hồ Chí Minh, Hà Nội, các thành phố lớn, tiếp cận sử dụng đầu tiên. Và một bộ phận bà con nông dân ở Nghệ An, Thanh Hóa đã mạnh dạn mua máy ép dầu lạc trong mùa vụ thu hoạch năm qua.
Máy ép dầu lạc nhập khẩu chất liệu nhựa
Được dùng nhiều nhất là máy Mishio MK39 của Nhật và Aimanfun - A2688 của Trung Quốc. Gía bán tùy đại lý, từ 2 triệu 300 - 2 triệu 900.Toàn bộ máy làm bằng nhựa PP, bền, sáng, đẹp, chắc chắn và dễ lau sạch. Mô tơ bằng lõi đồng, trục ép là thép không gỉ, tháo lắp đơn giản. Có khay nhựa đựng dầu riêng biệt, khá lớn. Máy thiết kế rất đẹp, có thêm quai xách cực tiện, mà lại nhỏ nhẹ.
Một số đánh giá về khả năng ép dầu như sau:
+ Ép lạc hay đậu đều không ra bọt, dầu khá nóng, mùi thơm nên dùng được ngay.
+ Khi ép khá êm, không ồn ào, tiết kiệm điện, vệ sinh cũng dễ dàng
+ Khi ép phải để ý nếu không dầu sẽ tràn ra ngoài gây lãng phí
+ Không thể ép liên tục nhiều giờ. Càng ép lâu thì bả càng không kiệt dầu
+ Thời gian đầu máy ép dầu thực vật nhật bản rất tốt. Nhưng càng về lâu thì lớp nhựa, lỏi ép càng giảm chất lượng
Tuy giá thành có rẻ nhưng lại không mấy bền bỉ, thiếu an toàn về lâu dài. Vì thế các gia đình nên cân nhắc khi mua 1 trong 2 máy trên nhé.
Máy ép dầu lạc inox, thép 100%
Hiện tại tất cả các loại máy ép lạc lấy dầu bằng inox đều được Hải Minh cung cấp. Vì vậy chúng tôi đã ghi nhận đánh giá của khách hàng ở đây như sau:
Về 3 loại Yamafuji 503, 505, D09 cùng thuộc thương hiệu Yamafuji là được đánh giá tốt nhất. Được mua nhiều nhất là các hộ dân thành phố. Họ chuộng sự an toàn, chắc chắn, đa năng là chính.
Chúng đều ép được từ 3-6 kg nguyên liệu trong 1 giờ. Toàn bộ máy từ vỏ tới trục xoắn, mô tơ, khay đựng dầu, lưới lọc đều bằng inox cao cấp. Bền, an toàn sức khỏe, sáng, sạch, vệ sinh đơn giản.Trọng lượng 10kg hoặc 13kg nên chị em phụ nữ cũng di dời máy nhẹ nhàng. Tuy nhiên khay đựng dầu không lớn, nên bạn phải chú ý kẻo để dầu tràn ra ngoài.
Mặt khác vì máy kết cấu phần lọc dầu khá thủ công nên nhiều nhà thấy hơi bất tiện.
Các loại còn lại là DL-400, HMD104 hầu hết là các ông bà hay mua nhất. Bởi máy khá rẻ, ép chủ yếu là đậu phộng, các loại họ đậu hoặc tương tự. Vừa nhẹ, ép mạnh, ép kiệt, lại ít hao điện. Năng suất ở dạng thấp, đạt khoảng 4 kg/h mà thôi. Dùng máy này phải rang nguyên liệu hết ẩm khoảng 60-70% mới ép hiệu quả nhé. Cấu tạo cũng rất nhỏ gọn, trang bị thêm quay xách tay rất tiện lợi. Nếu mua thì bạn phải bỏ ra số tiền từ 3-5 triệu nhé.
Còn lại là TA1, model này chủ yếu được các hộ dân, bà con ở tỉnh dùng thôi. Vì công suất, giá thành khá lớn. Nó chuyên ép lạc, đậu khối lượng lớn, đáp ứng được mùa vụ thu hoạch của bà con. Từ 12 - 20 kg/h, tức là trong một ngày có thể ép tối đa từ 100 – 200kg. Bởi vì trong vận hành phải cho máy nghỉ ngơi để motor nghỉ và đảm bảo hiệu suất ép dầu.
Theo đánh giá thì bà con cho máy tách dầu:
+ Thao tác dễ nhớ nên ai ai cũng dùng được
+ Ép liên tục, dầu ra nhanh, đều, nhiều
+ Phễu nguyên liệu sâu, rộng nên không lo rơi vãi hạt lạc ra bên ngoài
+ Phần lọc dầu thủ công nhưng khá sạch, lưới dày nên dầu tinh khiết hơn.
Đó là toàn bộ cả 2 bài viết về review của khách hàng trong 6 tháng đầu năm sử dụng máy ép tinh dầu mini của hải minh. Nếu bạn đọc nào chưa đọc phần 1 thì có thể xem thêm ở đây nhé!