Máy chà sàn là thiết bị không thể thiếu trong việc duy trì sự sạch sẽ và vệ sinh cho nhiều không gian lớn. Tuy nhiên, giống như bất kỳ loại máy móc nào, máy chà sàn cũng có thể gặp sự cố trong quá trình sử dụng.
Việc nắm rõ cấu tạo của máy không chỉ giúp bạn hiểu cách hoạt động của từng bộ phận mà còn là chìa khóa để nhanh chóng phát hiện nguyên nhân hỏng hóc và có biện pháp sửa chữa kịp thời.
Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí, duy trì hiệu suất hoạt động và kéo dài tuổi thọ cho thiết bị. Vậy, cấu tạo máy chà sàn đơn như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu!
1. Máy chà sàn đơn là gì?
Máy chà sàn đơn là một thiết bị chuyên dụng dùng để vệ sinh và làm sạch bề mặt sàn. Nó có cấu tạo đơn giản với một đầu chà lớn và thường được sử dụng trong các khu vực như văn phòng, nhà xưởng, siêu thị, bệnh viện hay các không gian công cộng. Thiết bị thực hiện chức năng chà sàn bằng cách xoay tròn đầu bàn chải hoặc pad chà sàn với tốc độ cao để loại bỏ bụi bẩn, vết ố và các mảng bám trên bề mặt.
Máy này chủ yếu phù hợp cho việc làm sạch các loại sàn cứng như sàn gạch, sàn đá, sàn bê tông hay sàn vinyl. Một số dòng còn tích hợp khả năng đánh bóng bề mặt, giúp sàn sáng bóng hơn sau khi vệ sinh. Tuy nhiên, thiết bị này thường không có chức năng hút nước bẩn, vì vậy sau khi sử dụng cần dùng thêm máy hút bụi hoặc dụng cụ khác để làm khô sàn.
Nhìn chung, đây là giải pháp lý tưởng cho những không gian cần vệ sinh nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm công sức.
2.Cấu tạo của máy chà sàn đơn
Vói dòng chà sàn đơn được thiết kế với cấu trúc đơn giản nhưng tích hợp nhiều tính năng thông minh cùng các phụ kiện hỗ trợ, phù hợp cho nhiều nhu cầu như chà sàn và giặt thảm. Thiết bị này có khả năng Xả Nước giúp làm sạch nhanh chóng, tuy nhiên, Không Có tính năng hút nước bẩn sau khi làm việc.
Cấu tạo dòng chà sàn đơn bao gồm 5 bộ phận chính sau:
a. Cần điều khiển
Cần điều khiển giúp người dùng dễ dàng di chuyển máy đến các khu vực cần làm sạch. Trên cần điều khiển còn có các nút khởi động, giúp người dùng dễ dàng thao tác với máy và điều chỉnh quá trình làm việc một cách thuận tiện.
b. Đầu máy chà sàn
Bên trong đầu máy chứa động cơ, trong khi phía dưới là nắp bàn chà, dùng để cố định các phụ kiện như bàn chải mềm, bàn chải cứng, pad chà sàn, hoặc mâm gai. Các phụ kiện này giúp máy thực hiện chức năng chà rửa và đánh bóng bề mặt sàn một cách hiệu quả.
c. Động cơ máy chà sàn
Bộ phận quyết định đến khả năng làm việc của máy, nếu động cơ hoạt động mạnh mẽ và bền bỉ, máy sẽ thực hiện công việc chà sàn hiệu quả, tăng tuổi thọ cho thiết bị. Đối với máy đánh sàn đơn, động cơ chỉ thực hiện chức năng chà rửa mà không hút nước bẩn đó là lý do tại sao cần kết hợp với máy hút bụi để tối ưu hiệu quả vệ sinh.
d. Bình chứa hóa chất
Bình chứa hóa chất được lắp trên thân máy, có nhiệm vụ chứa dung dịch tẩy rửa. Khi máy hoạt động, dung dịch này sẽ được xả xuống bề mặt sàn qua ống dẫn, giúp thực hiện công việc chà rửa. Người dùng cần chọn hóa chất phù hợp với từng loại sàn để bảo vệ bề mặt, tránh phai màu và giữ sàn luôn bền đẹp.
e. Phụ kiện đi kèm
Máy lau sàn đơn đi kèm với nhiều phụ kiện như bàn chải cứng, bàn chải mềm, mâm gai và pad chà sàn. Mỗi một phụ kiện sẽ đóng một vai trò quan trọng khác nhau:
- Bàn chải cứng: Dùng để chà các bề mặt cứng như sàn bê tông, gạch, đá, giúp loại bỏ vết bẩn cứng đầu. Ngoài ra có thể đầu tư thêm bàn chải mềm để đánh bóng sàn hoặc bề mặt dễ bong chóc như gỗ.
- Pad chà sàn: Có các loại pad đỏ, đen, trắng, mỗi loại được thiết kế để đáp ứng nhu cầu làm sạch khác nhau. Mâm gai giúp gắn pad chà sàn, hỗ trợ quá trình vệ sinh và đánh bóng.
Những phụ kiện này có thể hỏng sau một thời gian sử dụng, do đó người dùng nên tìm mua phụ kiện chính hãng từ các nhà cung cấp uy tín để thay thế khi cần.
3. Lắp đặt máy chà sàn đơn có đơn giản không?
Nhìn chung việc lắp đặt máy chà sàn không quá khó chỉ với 5 bước đơn giản sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị sẵn các phụ kiện như: cần điều khiển, bàn chải cứng, bàn chải mềm, bình chứa hóa chất, và pad chà sàn.
Bước 2: Tiến hành lắp cần điều khiển vào thân máy. Sử dụng ốc vít để gắn chặt cần điều khiển vào thân máy, đảm bảo nó không bị rung lắc hoặc rời ra trong quá trình vận hành.
Bước 3: Lắp bình chứa hóa chất lên máy. Kiểm tra kỹ ống dẫn hóa chất để đảm bảo đã kết nối chắc chắn giữa thùng chứa và bàn chà, tránh tình trạng rò rỉ hóa chất trong quá trình sử dụng.
Bước 4: Đặt một tay lên bàn điều khiển, một chân đè vào thân máy để làm điểm tựa, sau đó kéo máy nằm ngang để có thể mở nắp bàn chà. Gắn bàn chải chà sàn vào máy nếu cần vệ sinh sàn, hoặc lắp mâm gai và pad đánh sàn nếu muốn đánh bóng.
Bước 5: Đổ hóa chất vào bình chứa qua lỗ trên nắp thùng.
Bước 6: Điều chỉnh độ nghiêng của cần gạt trên máy để phù hợp với chiều cao của người dùng bằng cách kéo cần gạt bên phải theo hướng điều khiển.
Nhìn chung, thiết bị được cấu tạo khá đơn giản nên việc lắp ráp và sử dụng máy cũng không quá phức tạp kể cả đối với người dùng không có kinh nghiệm kĩ thuật. Hi vọng qua những thông tin mà Hải Minh cung cấp trên đây sẽ giúp Quý khách hàng có thể hiểu và biết cách sử dụng, vận hành, bảo trì máy tốt nhất.