Trong các ngành công nghiệp sản xuất, máy đột lỗ thủy lực là một thiết bị quan trọng được sử dụng để tạo ra các lỗ trên các tấm vật liệu. Thiết bị có thể hoạt động với tốc độ cao và tạo ra các lỗ có kích thước chính xác, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.Tuy nhiên để đảm bảo đầu tư đúng và mang lại hiệu quả cao thì không phải ai cũng có thể nắm bắt được hết thông tin về dòng máy này đặc biệt là người mới vào nghề.Hãy cùng Siêu thị Hải Minh tìm hiểu rõ hơn về dòng máy này thông qua bài viết “Cấu Tạo Và Nguyên Lý Của Máy Đột Lỗ Thủy Lực” ngay dưới đây nhé! 1. Tìm hiểu chung về máy đột thủy lực là gì?
Máy đột thủy lực là một thiết bị chuyên dụng được sử dụng trong ngành xây dựng và chế tạo để tạo các lỗ trên các thanh kim loại nhanh chóng. Sử dụng hệ thống thủy lực, thiết bị có khả năng áp dụng lực đột lớn thông qua bơm tay hoặc bơm điện thủy lực. Đây là một công cụ hiện đại giúp tăng cường năng suất lao động và chế tạo với nhiều tính năng ưu việt.
Máy hoạt động dựa vào sự kết hợp với bơm tay thủy lực hoặc bơm điện thủy lực để tác động lên bộ khuôn. Dễ dàng đột lên các vật liệu có độ dày lên đến 16mm
2. Cấu tạo máy đột thủy lực
- Bơm nguồn: Chức năng của bơm nguồn là cung cấp thủy lực cho quá trình đột lỗ. Có thể sử dụng bơm điện hoặc bơm tay tùy thuộc vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của công việc.
- Đầu đột lỗ: Đầu đột lỗ được cấu tạo như một hệ kín chứa dầu thủy lực và pit-tông thực hiện quá trình đột lỗ thủy lực. Đây là phần quan trọng thực hiện chuyển động để đột lỗ và đảm bảo sự hiệu quả của quá trình.
- Mũi đột: Mũi đột có nhiều loại khác nhau về đường kính, phù hợp với kích thước và hình dạng của lỗ cần đột, bao gồm cả lỗ tròn, lỗ vuông, lỗ hình oval và nhiều loại khác.
Ngoài ra, cấu tạo của máy còn bao gồm dây dẫn, bộ khuôn và nguồn điện.
Cụ thể, trên thị trường, thiết bị được phân thành nhiều loại tùy thuộc vào các tiêu chí cụ thể. Hai dòng máy phổ biến là máy đột sử dụng bơm tay thủy lực và máy đột sử dụng bơm điện thủy lực. Cả hai đều được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng nhờ vào các tính năng vượt trội về công suất làm việc, giúp nâng cao hiệu suất công việc.
Thiết bị này được chia thành ba bộ phận chính, bao gồm:
a. Máy đột bơm tay thủy lực
Đối với dòng máy bơm tay thủy lực, chúng được thiết kế tinh tế, gọn nhẹ, phù hợp với nhiều môi trường và dễ dàng di chuyển. Cấu tạo bao gồm đầu đột, bộ khuôn, bơm tay thủy lực và dây dẫn, hoạt động thông qua lực truyền từ hệ thống bơm thủy lực.
Nguyên lý hoạt động của dòng máy này là lực truyền từ bơm thủy lực tới đầu đột, đầu đột chuyển động lên xuống dưới sự kiểm soát của bộ điều khiển để tạo lỗ trên bề mặt kim loại.
b. Máy đột lỗ bơm điện thủy lực
Cấu tạo của máy đột bơm điện thủy lực bao gồm đầu đột, máy bơm điện thủy lực, bộ khuôn và dây dẫn thủy lực.
Nguyên lý hoạt động: Máy hoạt động nhờ vào nguồn lực truyền từ bơm điện thủy lực đến đầu đột, dưới sự kiểm soát của bộ điều khiển, lực tác động lên đầu đột sẽ được di chuyển lên xuống để tạo ra các lỗ trên tấm thép theo yêu cầu.
Máy được thiết kế với công suất hoạt động lớn, giúp đột trên hầu hết trên nhiều vật liệu khác nhau với bề dày lớn nhờ vào công suất vận công suất mạnh mẽ của bơm điện vượt trội hơn so với máy sử dụng bơm tay thủy lực.
3. Đánh giá chung ưu nhược máy đột thủy lực
a. Ưu điểm chung máy đột hiện nay
- Là dòng máy được làm từ những chất liệu cao cấp có khả năng chống vỡ
- Thao tác đột lỗ thủy lực nhanh chóng và chính xác, mang lại hiệu quả cao.
- Giá thành hợp lý.
- Năng suất làm việc cao, thời gian đục lỗ nhanh chóng, vượt trội so với máy khoan bàn.
- Có thể đột lỗ nhanh chóng trên nhiều bề mặt kim loại.
b. Nhược điểm của máy đột
- Chỉ đột lỗ được những tấm thép có độ dày trung bình do máy hoạt động với công suất nhỏ.
- Sử dụng máy quá lâu có thể gây quá tải và nóng, làm giảm độ bền của máy.
- Máy sử dụng bơm điện thủy lực có thiết kế cồng kềnh, diện tích lớn, khó di chuyển đặc biệt là khi cần di chuyển đến các công trình.
Qua đánh giá trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo và tính năng của máy đột lỗ thủy lực, từ đó có sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu và yêu cầu công việc cụ thể.