Mùa hè nóng bức, nỗi lo mất điện càng trở nên thường trực. Nhiều người đã nghĩ đến việc tự chế máy phát điện tại nhà để đảm bảo nguồn điện ổn định. Tuy nhiên, đằng sau sự tiện lợi đó là những rủi ro tiềm ẩn đáng lo ngại.
Việc tự chế máy phát không chỉ phức tạp mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về điện giật, cháy nổ, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến chất lượng điện năng. Liệu lợi ích có thực sự cân xứng với những rủi ro này?
Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về những vấn đề có thể xảy ra khi tự chế máy phát điện và lý do tại sao bạn nên cân nhắc thật cẩn thận trước khi quyết định.
1. Nguy hiểm tiền ẩn của tự chế máy phát điện
Gần đây, tràn ngập trên các nền tảng như Youtube, TikTok và Facebook là các video và bài viết hướng dẫn tự chế thiết bị bằng cách tái sử dụng những thiết bị hỏng hóc như nồi cơm điện, quạt điện và nhiều vật dụng khác từ gia đình. Một ví dụ điển hình là câu chuyện của Nguyễn Hồng Hải, 25 tuổi, từ Bến Tre. Để tiết kiệm chi phí, Hải đã tìm hiểu và thử nghiệm chế tạo máy phát điện mini bằng động cơ xe đạp điện. Tuy nhiên, khi máy khởi động, nó trở nên rất nóng và bốc khói, khiến Hải hoảng sợ và phải dừng lại.
Ông Đoàn Tất Linh, giảng viên ngành cơ khí và cơ khí tự động hóa tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cảnh báo rằng việc chế tạo máy tự chế có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng. Những loại máy này thường không đảm bảo an toàn, dễ gây hỏng hóc thiết bị, chập điện, cháy nổ, và thậm chí có thể dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng. Hơn nữa, các máy tự chế sử dụng nhiên liệu như xăng và dầu không kiểm soát được lượng khí thải CO và CO2, gây ô nhiễm môi trường. Ông Linh nhấn mạnh rằng khí carbon monoxide (CO), không màu, không mùi và không vị, có thể làm giảm khả năng hấp thụ oxy, dẫn đến ngạt thở, hôn mê và nguy cơ tử vong nếu nồng độ quá cao trong không khí.
2. So sánh máy phát điện sản xuất và tự chế
a. Đảm bảo an toàn
- Sản xuất: Được thiết kế và sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt, đảm bảo cách điện tốt, bảo vệ quá tải, ngắn mạch, giúp hạn chế tối đa nguy cơ cháy nổ, điện giật.
- Tự chế: Thiếu các tính năng bảo vệ, dễ xảy ra sự cố do kết nối dây dẫn không đúng cách, quá tải động cơ, gây nguy hiểm cho người sử dụng và tài sản.
b. Đảm bảo hiệu quả, ổn định
- Sản xuất: Có công suất ổn định, đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện năng của nhiều thiết bị khác nhau. Động cơ được thiết kế tối ưu, hoạt động bền bỉ, ít hao mòn.
- Tự chế: Công suất không ổn định, dễ bị giảm hiệu suất khi hoạt động liên tục. Động cơ tự chế thường không đạt được hiệu suất cao, tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn.
c. Độ bền
- Sản xuất: Được sản xuất từ các vật liệu chất lượng cao, có tuổi thọ cao, ít phải bảo trì.
- Tự chế: Tuổi thọ thấp, dễ hỏng hóc do các bộ phận không được gia công chính xác, dễ bị ăn mòn.
d. Tiện lợi
- Sản xuất: Dễ dàng vận hành, bảo dưỡng, có hướng dẫn sử dụng chi tiết. Nhiều máy phát điện có màn hình hiển thị thông số kỹ thuật, giúp người dùng dễ dàng theo dõi.
- Tự chế: Khó vận hành, bảo dưỡng, đòi hỏi người dùng phải có kiến thức kỹ thuật nhất định. e. Bảo hành
- Sản xuất: Đi kèm với chế độ bảo hành chính hãng, giúp người dùng yên tâm hơn khi sử dụng.
- Tự chế: Không có chế độ bảo hành, nếu xảy ra sự cố, người dùng phải tự tìm cách khắc phục.
f. Tiết kiệm chi phí dài hạn
- Sản xuất: Mặc dù chi phí ban đầu cao hơn, nhưng về lâu dài lại tiết kiệm hơn do ít phải sửa chữa, thay thế linh kiện.
- Tự chế: Chi phí ban đầu thấp nhưng chi phí vận hành, bảo trì cao, có thể gây ra những thiệt hại lớn về tài sản nếu xảy ra sự cố.
3. Lưu ý khi mua máy phát điện – an toàn
Nhận thấy nguy cơ từ việc tự chế thiết bị phát điện, nhiều người đã chọn mua thiết bị này để đối phó với thời tiết nắng nóng kéo dài. Để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả khi sử dụng máy, người tiêu dùng cần lưu ý những điểm quan trọng sau:
- Chọn sản phẩm uy tín: thị trường hiện nay có nhiều thiết bị phát điện không rõ nguồn gốc với thông số kỹ thuật không chính xác và dễ hư hỏng. Vì vậy, hãy lựa chọn sản phẩm từ các thương hiệu uy tín, đảm bảo độ bền cao, thông số kỹ thuật chính xác và tính an toàn được kiểm chứng.
- Vị trí đặt máy: Cần được đặt ở vị trí rộng rãi và bằng phẳng, tránh đặt trong phòng kín hoặc tầng hầm. Máy phát nhiệt khi hoạt động, và nếu không có không gian để tản nhiệt, có thể gây nguy hiểm và dẫn đến cháy nổ.
- Lưu ý về khí thải và an toàn: Thiết bị khi hoạt động sẽ thải ra khí carbon monoxide (co), nên không đặt máy trong nhà khi đang hoạt động để tránh nguy cơ ngộ độc khí. Đặt máy ở nơi thông thoáng để giảm khói và tiếng ồn. Nếu phát hiện ai bị ngạt khí, nhanh chóng đưa họ ra khỏi khu vực có khí độc và nếu cần, đưa ngay đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
Qua những thông tin trên đây thì có thể thấy rằng, việc tự chế thiết bị là việc làm cực kì nguy hiểm và tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Và giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay vẫn chính là đầu tư một chiếc máy phát điện nhập khẩu chất lượng nhất.
Theo báo: Thanhnien.vn