Có rất nhiều loại máy in nhãn sản phẩm, mỗi loại chuyên dụng riêng cho một đối tượng. Chẳng hạn nhãn giấy, nhãn vải, nhãn a4, nhãn có mã vạch, nhãn có date,.... Rất nhiều người đã nhầm lẫn rằng máy in tem nhãn có thể in được tất cả các loại nhãn. Vì vậy dễ dàng mua phải máy không đúng chức năng. Ở bài viết này chúng tôi giúp bạn phân biệt giữa 2 loại máy in nhãn giấy và nhãn vải. Chắc chắn sẽ có thông tin vô cùng hữu ích mà bạn đang cần đấy nhé!
Phạm vi ứng dụng của 2 loại máy in tem giấy và vải
1. Máy in tem nhãn bằng giấy
Máy in tem giấy sử dụng giấy để in và tùy vào kích cỡ nhãn in có thể sử dụng được nhiều khổ giấy khác nhau. Máy chủ yếu in thông qua các cuộn giấy in được đặt sẵn. Sử dụng để in các loại nhãn ghi chú, nhãn đánh dấu, nhãn thông tin,… Thường là các dạng máy văn phòng để bàn, máy mini cầm tay, máy công suất lớn cho công nghiệp,... Chuyên dùng như bao bì, thực phẩm, siêu thị, nhà sách, cửa hàng,... Hoặc trong ngành điện, ngành viễn thông, dùng để đánh dấu các loại dây cáp, dây mạng, in thông tin, in tên các loại vật dụng. Các thương hiệu nổi tiếng như: brother, epson, cannon, casio,... Mức giá dao động từ 1 đến 20 triệu tùy vào công suất, thương hiệu,...
2. Máy in nhãn vải
In trực tiếp trên vải, chất liệu in là các cuộn vải được thiết kế chuẩn theo khổ của máy in tem nhãn giá rẻ . Các loại nhãn mà máy có thể in: mác sườn, mác cổ, mác gáy, mác hướng dẫn sử dụng,… Sử dụng cách in ấn này có thể nhãn bền hơn, bởi chúng thường tiếp xúc với nhiệt độ lớn, nước trong quá trình giặt, phơi,…. Dòng máy này rất phù hợp với các công ty và các nhà xưởng chuyên sản xuất đồ may mặc hay nhãn mác quần áo. Model chuyên dùng là SBARCO T43R vừa có khả năng in nhãn vải, vừa có thể in tem in mã vạch. Đây là một xuất xứ đến từ Đài Loan - Trung Quốc bảo hành 12 tháng. Tuy nhiên dòng sản phẩm có giá thành khá cao trên 20 triệu đồng.
Cách thức in của từng máy in mã vạch tem nhãn
Khi in trên giấy, máy có thể sử dụng in chuyển nhiệt tiết kiệm mực in như các dòng brother, samsung. Hoặc máy cũng sử dụng công nghệ in phun như dòng máy Epson. Máy sử dụng cuộn nhãn in chuyên dụng để in nhãn thành phẩm.
Đối với in trên vải nên sử dụng công nghệ in chuyển nhiệt. Tốc độ in nhanh tiết kiệm điện năng và nhiều chi phí khác.
Cả 2 loại máy đều có khả năng tự cắt nhãn, in nhãn theo thứ tự số. Cắt nhãn theo thứ tự chuẩn giúp bạn không phải tốn thời gian, lại tiết kiệm được chi phí sử dụng lao động.
Cuộn giấy in nhãn - giấy in tem
Có thể in trên nhiều loại giấy in nhãn như decal, giấy thường. Nhãn chuyên dùng như nhãn TZ đối với dòng brother. Nhãn có thành phần Olefin của dòng máy epson,…. Đối với những dòng khác sẽ có loại giấy in nhãn khác nhau. Tích hợp các đặc điểm như có độ bền cao, nhãn có thể tiếp xúc với hóa chất mà không bị hư hại. Có thể sử dụng trong nhiều môi trường khắc nghiệt của nhiều ngành nghề.
In trên vải sử dụng một cuộn vải chuyên dụng, bạn có thể thấy thường xuyên trên các mác áo, mác đánh số size. Chất liệu bình thường nhưng có độ bám dính và độ bền cao giúp nhãn không bị phai màu, không bị rách trong quá trình sử dụng. Thường thì các loại nhãn trên áo quần hay sử dụng màu sắc bắt mắt nhất là đồ của trẻ em. Vì vậy nên sử dụng loại máy in màu sắc nét là tốt hơn cả. Máy còn kèm theo cuộn giá đỡ cuộn vải rất chuyên nghiệp, in với tốc độ nhanh.
Thật ra tất cả các loại máy in tem không có sự khác biệt quá lớn. Nếu bạn cần máy in được nhiều chất liệu khác nhau như: vải, thủy tinh,… Thì nên mua dòng máy đa năng hoặc lựa chọn 1 số máy chuyên dụng cho từng công việc nhé.
Siêu thị điện máy hải minh là đại lý, nhà phân phối tất cả các loại máy in mà bạn cần. Không chỉ riêng in nhãn, in mã vạch, in hóa đơn, photocopy,... mà còn cung cấp rất nhiều thiết bị siêu thị, văn phòng khác.
Tới đây nhân viên sẽ giải quyết các vấn đề mà bạn thắc mắc về sản phẩm và tư vấn cho bạn sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất. Hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi để tận dụng những ưu đãi trong tháng này nhé!
Editor: Thao Nguyen