Máy in nhãn là loại máy chuyên dùng để in nhãn mác các loại như: mác quần áo, nhãn dán ký hiệu,… Máy in tem nhãn công nghiệp, văn phòng đều làm việc rất hiệu quả, năng suất cao, hoạt động cực kỳ ổn định. Tuy nhiên, máy móc dù có tốt thế nào chăng nữa thì cũng có lúc mắc phải trục trặc. Mà nguyên nhân có thể do chúng ta sử dụng chưa đúng cách, cũng có thể sai sót do máy móc.
Lỗi thường gặp khi sử dụng máy in tem nhãn hiệu
Vậy những mà bạn sẽ thường gặp phải là gì? Và cách khắc phục chúng như thế nào? Dưới đây là giải đáp chi tiết nhất.
1. Máy in nhãn dán không hoạt động
- Không hoạt động có thể do nguồn điện trục trặc, cũng có thể do ổ cắm, hoặc do dây dẫn. Bạn nên kiểm tra lại các kết nối từ ổ điện đến máy xem sao. Có thể kiểm tra thêm đường điện có bị chập chờn, thiếu ổn định không?
- Nếu loại máy dùng pin thì kiểm tra pin hết hay chưa? Chúng ta cũng thường vội vã quá mà hay quên những điều cơ bản nhất. Nếu máy chưa được khởi động, đèn báo hiệu chưa sáng thì kết nối lại với nguồn rồi khởi động lại máy.
2. Máy in nhãn sản phẩm không nhận lệnh in, in tràn ra ngoài
- Lỗi không nhận in là khi chúng ta phát đi tín hiệu nhưng máy in cứ nhất quyết không nhận lệnh. Điều này có thể là do chúng ta đã soạn quá mức văn bản cần in hoặc thao tác sai lệnh in. Vậy bạn nên tuân thủ các quy tắc về dòng, đoạn, phạm vi in.
- Máy không nhận in khi hết giấy in hoặc giấy in không đủ độ dài tối thiểu theo cài đặt. Điều bạn nên làm là kiểm tra cuộn giấy in thường xuyên và để ý đến cài đặt mỗi khi muốn in khổ nhãn khác.
- Khi cài lệnh in theo 1 khổ nhất định nhưng gõ nội dung quá dài sẽ khiến máy in tem giá tiền không in hết được nội dung. Vậy để không mắc lại lỗi này thì bạn cần chỉnh sửa lại cài đặt máy để in nội dung bạn muốn. 3. Giấy in nhãn bị kẹt
Lỗi kẹt giấy khá là phiền phức vì giấy kẹt sẽ bị mắc lại nên rất khó để tháo lấy. Mà bị kẹt giấy có thể là do giấy to hơn khổ máy in, giấy không đủ tiêu chuẩn, hoặc đầu ra bị kẹt. Việc bạn nên làm là:
- Kiểm tra giấy xem có đúng quy chuẩn, đúng khổ in hay chưa.
- Giấy kém chất lượng, giấy quá mỏng máy sẽ khó khăn khi kéo in. Giấy sẽ dễ bị rách điều này làm máy bị tắc, giảm độ bám dính của mực.
- Vệ sinh phần cắt giấy, tránh bụi bẩn và vật lạ chặn đường ra của giấy.
4. Máy in tem công nghiệp nhận lệnh nhưng không in ra
Đây là trường hợp khá phổ biến nhất. Người dùng nhấn lệnh in nhưng đợi mãi không thấy nhãn đâu? Vì vậy là chúng ta tiếp tục nhấn thêm nhiều lần cùng 1 lệnh. Như vậy lệnh in chồng chéo lên nhau máy không thể xử lý được và “đình công” luôn.
Gặp phải tình huống này hãy kiểm tra cách đặt cuộn giấy. Xem giấy in bạn chọn đã đúng với kích thước mà bản in bạn yêu cầu chưa. Ngoài ra, bạn có thể chọn lại khổ in để tiếp tục làm việc. Khởi động lại máy, xóa các lệnh cũ và thao tác lại từ đầu.
5. Máy in tem mã vạch in ra giấy trắng
Khi máy nhận lệnh in nhưng chỉ in ra 1 tờ giấy trắng đó là do chúng ta đặt sai mặt giấy in. Chúng ta phải đặt mặt có độ bóng và trơn lên thì máy mới in được.
Cách khắc phục đơn giản là chúng ta chỉ cần đổi ngược lại mặt giấy in là in lại được bình thường.
Đó là 5 lỗi cơ bản nhất mà bạn thường gặp phải khi sử dụng máy in nhãn. Hãy thử cách khắc phục mà chúng tôi đã đề cập. Nếu máy vẫn chưa thể hoạt động bình thường trở lại? Liên hệ ngay với siêu thị Hải Minh để được chúng tôi hỗ trợ nhé!