Bạn có bao giờ tò mò về máy phát điện 3 pha hay không? Từ khái niệm, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phân loại, ưu nhược điểm, ứng dụng và cho đến chi phí đầu tư? Tất cả sẽ được Hải Minh tổng hợp chi tiết ngay sau đây.
1. Tổng quan về máy phát điện 3 pha
Bạn có bao giờ tò mò về 2 khái niệm máy phát điện xoay chiều 3 pha và máy phát điện pha 3? Liệu 2 dòng máy này có phải là một không?- Dòng điện xoay chiều 3 pha đơn giản là dòng điện 3 pha giống nhau ở tầng biên độ hưng chúng lại tạo góc lệch 120 độ so với nhau. Dòng 3 pha này bao gồm 1 dây lạnh và 3 dây nóng và tại Việt Nam thì chúng có điện áp tương ứng là 380V.- Máy xoay chiều 3 pha là tổ hợp máy gồm 3 dòng điện xoay nhiều có biên độ và cùng tần số và lệch góc nhau 120 độ. Và được gọi ngắn gọn là máy phát điện 3 pha.Với khả năng cung cấp điện áp 380V, máy phát điện xoay chiều này được sử dụng trong khá nhiều lĩnh vực khác nhau cũng nhờ đó mà các dòng máy 3 pha cũng ngày càng phổ biến hơn. 2. Máy phát 3 pha có cấu tạo và nguyên lý ra sao?
a. Cấu tạo thiết bị phát điện xoay chiều 3 pha
Cấu tạo của dòng 3 pha bao gồm nhiều bộ phận khác nhau nhưng trong đó có 8 bộ phận cần phải kể đến đó là:
- Bộ vỏ khung máy
- Bộ giá đỡ
- Phần bạc lót
- Bộ chỉnh lưu
- Bảng điều khiển
- Vòng tiếp điện
- Phần ứng stato
- Phần cảm roto
Trong số 8 bộ phận trên thì Stato và roto là 2 bộ phận quan trọng nhất của thiết bị, quyết định quá trình sản xuất điện năng. Cụ thể roto thường là một nam châm điện hoặc nam châm vĩnh cữu ( tùy theo thương hiệu sản xuất). Có có thể chuyển động qua lại quanh một trục cố định và tạo ra hệ thống đường từ trường biến thiên.
Trong khi đó, Stato thì đứng yên, chúng được cấu tạo gồm 3 cuộn dây với kích thước số vòng bằng nhau, 3 cuộn dây này được sắp xếp lệch nhau 120 độ.
b. Nguyên lý hoạt động của phát điện xoay chiều 3 pha
Thiết bị hoạt động theo nguyên tắc của hiện tượng cảm ứng điện từ, nghĩa là khi roto - nam chuyển động trong cuộn dây thì dòng điện xoay chiều được sinh ra ở cả 3 cuộn dây và tạo ra dòng điện 3 pha..
Nhìn chung nguyên lý hoạt động cực kì đơn giản mà vẫn đảm bảo máy hoạt động ổn định.
c. Cách đấu thiết bị phát điện 3 pha thành 1 pha
Có khá nhiều người thắc mắc vậy có thể chuyển đổi dòng điện 3 pha thành 1 pha để sử dụng trong gia đình được không? Câu trả lời là Có!
Hệ thống điện bao gồm 1 dây lạnh và 3 dây nóng được đấu nối với nhau theo hình sao hoặc tam giác. Đối với hình sao, cách phổ biến nhất đó là sử dụng thêm máy biến áp, thiết bị này sẽ tạo ra một đường dây trung tính để có dòng điện 220V.
Tuy nhiên toàn bộ quá trình này cần phải được thực hiện bởi những đội ngũ kĩ thuật có chuyên môn – tuyệt đối không tự ý nấu nối khi không am hiểu về điện áp.
3. Ứng dụng quan trọng của máy phát điện 3 pha
Với dòng máy 3 pha có mức công suất lớn lên đến vài trăm hay thậm chí là vài ngàn KVA có thể cung cấp cho một lượng lớn thiết bị điện đặc biệt trong các ngành sản xuất.
Bên cạnh đó thì trong các ngành nông, ngư nghiệp tại các trang trại gia súc, gia cầm thì cũng được áp dụng để tưới tiêu cây trồng.
Một số ngành giao thông vận tải, tàu lớn hay máy bay cũng có thể lắp đặt thiết bị này để dự phòng tích trữ năng lượng cạn kiệt.
4. Phân loại các dòng máy phát 3 pha
Hiện tại máy phát điện 3 pha được phân loại dựa vào:- Dựa theo nhiên liệu sử dụng: Đây là cách phân loại phổ biến nhất hiện nay, chúng bao gồm 2 loại là máy 3 pha chạy xăng và máy 3 pha chạy dầu.- Dựa theo thương hiệu: Có khá nhiều thương hiệu trên thị trường cung cấp các dòng máy 3 pha như Cummins, Mitsubishi, Kubota...- Dựa theo công suất: Thì sẽ được phân ra thành các dòng 10 kva, 20kva, 50kva...Để có thể lựa chọn được dòng máy phù hợp thì nhất định cần phải quan tâm xem xét đến 3 yếu tố trên. Khi phân loại càng chi tiết thì chúng ta sẽ càng lựa chọn được dòng máy phù hợp.Với dòng máy 3 pha thì phù hợp với 2 nhóm đối tượng đó là:- Hộ gia đình kinh doanh nhỏ: Thường sử dụng để phục vụ nhu cầu sản xuất nho nhỏ trong gia đình, cửa hàng cụ thể là máy chạy xăng. Còn các dòng máy chạy dầu cũng được quan tâm tuy nhiên ít hơn vì chi phí đầu tư cao.- Các đơn vị doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn, xây dựng: Đa số sẽ ưu tiên các dòng máy chạy dầu có công suất lớn, ổn định, vận hành liên tục tốt hơn. Và đặc biệt là tại đó sử dụng những thiết bị đòi hỏi nguồn điện 3 pha công suất cao thì lại càng phải bắt buộc chọn máy 3 pha. 5. Báo giá máy phát điện 3 pha tại Siêu thị Hải Minh
Mã Máy | Công Suất (HP) | Nhiên Liệu | Giá Bán (vnđ) |
HYUNDAI DHY 6000SE | 6.3 KVA - Đề nổ | Diesel - 17l | 39000000 |
Bamboo BmB 9800ET3P | 7.5kw - Đề nổ | Diesel - 15l | 39.300.000 ₫ |
Koop KDF16000XE-3 | 13 kva - Đề nổ | Diesel - 34l | 63.500.000 ₫ |
Kohler HK11000TDX | 10KVA - Điện | Xăng - 31L | 77.200.000 ₫ |
Honda HK16000TDX(OP) | 12.5kva - Điện | Xăng - 31L | 80.900.000 ₫ |
Honda HG16000TDX(SP) | 12.5kva - Điện | Xăng - 31L | 92.000.000 ₫ |
Elemax SHT11500 | 9.5 kVA - Giật nổ/Đề nổ | Xăng - 38L | 102.900.000 ₫ |
Elemax SHT15D | 15 KVA - Đề điện | Diesel - 53l | 215.300.000 ₫ |
Elemax SHT25D | 20kva - Đề điện | Diesel - 72l | 259.500.000 ₫ |
CUMMINS | 27 KVA (20 KW) | Dầu | 244.000.000đ |
Denyo DCA-75SPI | 65kva - Đề điện | Diesel - 155l | 599.500.000 ₫ |
Nhìn chung chi phí đầu tư cho các dòng máy 3 pha tương đối cao nên nhiều người thường lựa chọn giải pháp mua máy phát điện nhật bãi để giảm chi phí.Lưu ý mức giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, để chính xác nhất vui lòng liên hệ với đơn vị cung cấp như Siêu thị Hải Minh để được báo giá tốt nhất. 6. Sự khác biệt giữa máy phát điện xoay chiều 1 pha và 3 pha
a. Điểm giống nhau
- Xét về nguyên lý hoạt động thì dòng điện đều được hình thành từ quá trình chuyển động qua lại giữa roto và stato.
- Đều bao gồm 2 bộ phận chính quan trọng nhất đó là roto – nam châm điện hoặc vĩnh cửu và hệ thống cuộn dây.
- Cả 2 mẫu máy đều cần thêm bộ phận góp điện với nhiệm vụ truyền dẫn dòng điện ra bên ngoài.
- Nguyên lý hoạt động đều dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ trong từ trường biến thiên.
b. Điểm khác biệt
- Công suất: Dòng máy 3 pha sở hữu công suất lên đến hàng nghìn KVA trong khi đó dòng 1 pha thì chỉ dừng lại ở khoảng từ 2kw đến 20kw.
- Chia pha: Với dòng máy 3 pha thì cần phải chia pha nhưng dòng 1 pha thì không cần.
- Quy mô sử dụng: Với dòng 3 pha được thiết kế sử dụng với quy mô công nghiệp, xưởng sản xuất lớn hay tại các trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện...Trong khi đó dòng 1 pha chỉ dừng lại sử dụng trong các hộ gia đình không cần tiêu thụ điện quá lớn.
7. Sử dụng máy phát điện 3 pha đúng cách
a. Trước khi vận hành thiết bị
Để đảm bảo quá trình sử dụng thiết bị ổn định liên tục không bị gián đoạn thì bạn cần phải kiểm tra một vài yếu tố cơ bản sau:
- Kiểm tra nhiên liệu trong bình xem có đảm bảo duy trì hoạt động hay không.
- Kiểm tra dầu nhớ xem có cần phải thay thế hay không
- Hệ thống bôi trơn, làm mát của máy vẫn đảm bảo
b. Quy trình vận hành máy phát 3 pha
Bước 1: Đóng cầu dao acquy trên thiết bị phátBước 2: Khởi động thiết bị phát- Đối với dòng máy 3 pha công suất từ 10kw đến 50kw có thể sẽ sử dụng chìa khóa để khởi động, lúc này bạn cần vặn chìa khóa theo chiều kim đồng hồ giữ 5 giây máy sẽ nổ và nhả tay ra.- Đối với máy công suất lớn lên đến hàng trăm KVA có thể sử dụng bảng điều khiển điện tử thì lúc này chúng ta chỉ cần ấn nút khởi động là được.Bước 2: Để máy chạy khoảng 2 đến 3 phút cho ổn định thì chúng ta sẽ tiến hành nối nguồn điện với thiết bị cần sử dụng. Sau đó đóng cầu dao và kéo tải vào để tiến hành sử dụng.Bước 3: Kết thúc quá trình phát điệnKhi không cần sử dụng thiết bị nữa thì chúng ta sẽ để cho máy chạy khoảng 3 đến 5 phút, sau đó cắt tải. Ấn “stop” để đừng hoạt động, đồng thời khóa van trở về trạng thái Off và ngắt cầu dao trên ắc quy.Nhìn chung, việc sử dụng dòng máy 3 pha không hề phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Nhưng trong quá trình sử dụng thì vẫn cần phải theo dõi các chỉ số để không vượt quá mức cho phép.Nếu vận hành may phat dien trong nhiều giờ liền thì cần phải bổ sung nhiên liệu cho kịp thời để quá trình phát điện được liên tục hơn.Hi vọng qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây đã giúp bạn có thể hiểu rõ chi tiết về dòng máy 3 pha. Nếu có nhu cầu đừng quên liên hệ ngay Siêu thị Hải Minh nhé.