Bất kỳ bạn là ai, mua máy in nhãn casio hay Brother điều tiên quyết phải nhớ. Chính là lưu ý đến các thông số làm việc, cấu tạo, thiết kế chiếc máy. Vì sao vậy? Để tránh việc mua sai mục đích sử dụng, máy khó dùng, kết nối kém, in mờ,...
Đã có hàng loạt khách hàng gặp vấn đề ngay khi máy mới dùng được 1, 2 ngày. Cũng chính là việc thờ ở, xem nhẹ các thông số, chỉ quan tâm thương hiệu, giá cả, giấy in nhãn mà thôi.
Để chúng tôi giải thích từng con số giúp bạn. Chắc chắn sẽ có lợi rất nhiều cho việc mua hàng sắp tới cho ai cần.
Giải đáp các thông số về máy in nhãn hiệu:
Bao gồm các chỉ số về kích thước tem nhãn dán, ngôn ngữ, độ phân giải, tốc độ, ký hiệu đặc biệt, bộ nhớ, pin & nguồn điện,... các tính năng thông minh khác.
Không hẳn là con số nào cũng cần quan tâm. Chỉ cần xác định được 5-6 thông số là ta đã biết chiếc máy làm tem nhãn nào thích hợp rồi.
1. Về cấu tạo máy in tem nhãn
Bao gồm: kích thước, trọng lượng, màn hình hiển thị, kích thước hộp chứa băng tem nhãn.
- Nếu công việc đòi hỏi di chuyển nhiều vị trí, để dán nhãn lên các thùng hàng, hộp hàng có sẵn. Bạn nên chọn máy nhỏ gọn, cầm tay, trọng lượng dưới 500g. Vừa nắm trong lòng bàn tay, dễ thao tác, không mỏi tay.
- Nếu in nhãn cố định ở văn phòng, cửa nhà kho, có bàn làm việc. Nên chọn máy dùng điện, dạng bàn phím PC rộng, màn hình lớn. Vừa có thể thiết kế nhãn, kết nối máy tính dễ hơn.
Màn hình hiển thị lớn giúp người in đánh giá được chính xác mẫu trước khi chọn lệnh in. Hạn chế sai sót, lãng phí giấy, tốn thời gian
2. Về tính năng của máy làm tem nhãn
- Các tính năng cơ bản: độ phân giải, tốc độ in, loại in đen trắng hay in màu, cỡ nhãn, phông chữ, kiểu ký tự, ngôn ngữ,...
Độ phân giải càng cao thì tem nhãn càng sắc nét, rõ ràng, chân thực. Tốc độ nhanh thì tiết kiệm thời gian. Với hàng hóa là quần áo, thực phẩm, bánh kẹo,... nên chọn máy in tem bảy màu thì sẽ tốt hơn. Dựa vào kích thước mẫu hàng để chọn cỡ nhãn là 6, 9 hay 18, 32mm,... Nếu là tem phụ trên lọ mỹ phẩm thì thường khá lớn.
Phông chữ cơ bản như văn phòng, máy hỗ trợ càng nhiều ký tự và ngôn ngữ thì càng tiện cho việc thiết kế nhãn sản phẩm. Đặc biệt là hàng xuất khẩu cần đa dạng ngôn ngữ hơn.
- Về tính năng hiện đại: tự động cắt nhãn, đánh số và in luôn mã vạch, logo, bộ nhớ, kết nối,...
Sẽ có 3 loại: cắt nhãn thủ công, tự động cắt hết, tự động cắt một nửa. Nếu hàng nhiều, in liên tục thì nên chọn tự động cắt hết. Máy sẽ sắp xếp nhãn sau khi cắt gọn gàng, đúng trình tự
Nên chọn máy vừa in được tem nhãn lẫn mã vạch, sẽ tiện hơn nhiều. Các nhãn hàng, thương hiệu, máy in tem có logo lại càng tốt. Bộ nhớ lớn sẽ lưu trữ được nhiều mẫu trong máy, khi cần ta chỉ việc lựa chọn và in là xong.
Máy kết nối được với máy tính qua wifi, mạng Lan sẽ giúp văn phòng tiết kiệm được chi phí. Nếu chỉ kết nối qua USB thì sẽ hạn chế, bất tiện hơn. Với công việc di động nhiều thì mua máy kết nối qua bluetooth, android, IOS,...
3. Về giá trị và ưu đãi của máy in nhãn dán
Tức là giá thành, thời hạn bảo hành, thời gian đổi trả, chi phí giao hàng, thời gian giao hàng. Đây là các con số có thể thay đổi được. Mà còn tùy thuộc vào đại lý, nhà cung cấp. Chính vì thế nên cân nhắc giữa các bên để chọn nơi tốt nhất nhé.
Gía cao chưa hẳn đã chính hãng nhưng giá quá rẻ thì lại càng bất an. Tốt nhất là dựa vào chính sách bảo dưỡng, chi phí giao hàng, phụ kiện để phán quyết.
Chẳng hạn giá máy in nhãn ở công ty B ở mức trung bình nhưng đổi lại
+ Bảo hành lâu hơn, hỗ trợ sửa tận nơi
+ Giao hàng trong vòng 4 tiếng, MIỄN PHÍ ship
+ Được cấp luôn phụ kiện, giấy in tem nhãn
+ Mua giấy in nhãn lần sau được giảm giá.
Gía cả khá cao nhưng chính sách tốt thì bạn vẫn nên chọn nhé. Hiện tại với máy cầm tay của Casio dao động từ 1 triệu đến 1 triệu 500. Máy dạng PC lớn, từ 3 - 4 triệu đồng là mức giá tốt.
Với những chia sẻ trên mong rằng sẽ là một kênh thông tin hữu ích cho những ai đang mua máy in nhãn nhé!