Ổn áp Robot 3KVA (40V - 240V)
Ổn áp Robot dòng Reno sử dụng 100% dây đồng, có khả năng tiết kiệm điện tối ưu, bảo vệ quá áp, quá tải, mạch trễ chống sốc điện. Điện áp vào: 40V - 240V. - Điện áp ra: 110V-220V ( ± 2%-3%)
Ổn áp ROBOT 1 pha 3KVA được thiết kế để tự động điều chỉnh nhằm cho ra điện áp ổn định 100V - 120V - 220V, rất phù hợp với các thiết bị sử dụng điện trong sinh hoạt, với mục đích bảo vệ, tăng tuổi thọ và tăng hiệu quả cho thiết bị.
Hệ thống hiển thị rõ ràng giúp cho việc vận hành các thiết bị dễ dàng và đơn giản. Hệ thống bảo vệ thông minh, đa năng.
Thông số kỹ thuật
- Thiết kế chuẩn, phù hợp đa dạng nhu cầu sử dụng
- Điện áp vào: 40V - 240V.
- Điện áp ra: 110V-220V ( ± 2%-3%)
- Công suất: 3KVA.
- Kích thước: 280 x 220 x 230 mm.
- Hiệu suất: ≥ 98%.
- Tần số: 50Hz/60Hz.
- Nguyên lý điều khiển : hệ thống điều khiển hoạt động theo nguyên lý Servo Motor, cung cấp nguồn điện liên tục không bị ngắt quãng và được kiểm soát bằng mạch điện tử đa năng.
- Dạng sóng ra : như ngõ vào.
- Độ méo sóng ngõ ra : <1%.
- Thời gian xác lập điện áp vào thay đổi đột ngột ±10% : < 0.5 giây.
- Tốc độ đáp ứng từ 2 - 5 Volt/giây.
- Độ bền cách điện : biến thế chịu được kiểm tra phóng điện cao áp 1500VAC/50Hz trong 1 phút.
- Điện trở cách điện ở trạng thái nguội : >10MΏ/500VDC.
- Điều kiện làm việc :
+ Độ ẩm tương đối cho phép ≤ 80%.
+ Nhiệt độ môi trường làm việc 0 - 40°C
- Hệ thống giải nhiệt bằng quạt (ổn áp công suất từ 15KVA trở lên).
- Sử dụng 95% linh kiện ngoại nhập từ Mỹ, Canada, Đài Loan...chất lượng cao.
- Cọc đấu nối : ngõ ra của ổn áp được trang bị ổ cắm tương thích với tất cả jack cắm của các thiết bị sử dụng điện, đối với loại công suất lớn được sử dụng bằng cọc đấu nối bằng đồng thau tại ngõ vào và ngõ ra, tương thích với các loại đầu cos hiện có trên thị trường, rất thuận tiện cho việc đấu nối thi công.
Hướng dẫn sử dụng ổn áp ROBOT 1 pha 3KVA
1. LẮP ĐẶT:
Chuẩn bị : Chọn dây dẫn tốt và đủ lớn ( Ví dụ : Dùng dây đơn cứng VC3.0 cho máy 2KVA ; dùng dây đơn cứng VC5.0 cho máy 3KVA. Nếu dây dẫn quá nhỏ so với yêu cầu thì sụp áp trên đường dây sẽ lớn làm giảm công suất của máy (Trường hợp dây dẫn phải đi quá xa >30m phải sử dụng dây lớn hơn 2 lần so với tính toán để tránh sụp áp).
Lắp đặt : Đặt máy ở nơi thoáng mát, khô ráo dể quan sát
- Điện áp vào : Nối với cọc IN PUT.
- Điện áp ra : Lấy từ cọc OUTPUT hoặc ổ cắm đối với thiết bị công suất nhỏ.
- Tiếp đất : Cần có dây tiếp đất, nối với vỏ máy với tiếp đất (Tại vị trí tiếp đất ở phía sau máy).
- Đóng điện vào máy, sau khoản 5 giây bật lần lượt các thiết bị sử dụng.
2. CHỌN MÁY :
Cần chọn đúng loại có dải điện áp làm việc phù hợp và đủ công suất.
Về điện áp :
Bình thường chỉ chọn loại máy có dải điện áp làm việc từ 140V đến 240V là đủ. Ở những nơi có điện áp quá yếu thì phải chọn loại dải rộng từ 90V, 60V hoặc 40V đến 240V. Trường hợp có lúc quá cao hoặc quá thấp phải chọn máy S-RANGE : 130V đến 270V, 80V đến 260V hoặc 40V đến 250V.
Về công suất :
Cần tính đủ công suất danh định của thiết bị sử dụng qua ổn áp, để tăng độ bền và hiệu quả của ổn áp không nên sử dụng quá 80% công suất của ổn áp.
Made In VietNam