Giò lụa là món phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày và các dịp lễ Tết của mọi gia đình Việt. Bạn đang tìm công thức, cách làm giò lụa, chả lụa ngon, không bị bở, đơn giản và dễ thực hiện. Hãy cùng Siêu thị Hải Minh tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
Giò lụa (hay còn gọi là chả lụa) là một món ăn truyền thống của Việt Nam, thường xuất hiện trong các dịp lễ, Tết, đám cưới, hoặc các bữa ăn gia đình.
Món ăn này được làm từ thịt lợn kết hợp với nước mắm ngon, tiêu xay nhuyễn. Sau đó hỗn hợp được gói lại trong lá chuối, lá dong… và đem đi hấp chín.
Giò lụa là một món ăn ngon và tiện lợi thường được dùng kèm với cơm, xôi, bánh chưng, bánh cuốn…
Nguyên liệu để làm 1kg giò thành phẩm bao gồm:
Vật liệu để gói giò: Lá chuối và dây lạt
*** Lưu ý: Muốn giò chả ngon thì nguyên liệu phải lựa chọn cẩn thận.
Lợn làm giò lụa phải là lợn khoẻ, thịt làm giò phải là thịt mông hoặc thịt thăn còn tươi, thịt đỏ hồng tự nhiên, sờ tay vào còn có độ dẻo dính, đàn hồi (nhấn ngón trỏ vào thịt nếu miếng thịt không để lại dấu tay thì đó là miếng thịt đạt chuẩn), hơi ấm ấm.
Đừng bao giờ chọn những miếng thịt đỏ tươi hoặc miếng thịt có màu bợt, hơi xanh là do đã bảo quản qua hoặc được làm lạnh quá lâu, những miếng thịt này không thể làm ra mẻ chả tốt.
Mỡ lợn nên chọn loại mỡ mông vì phần này mỡ trắng, không lẫn gân.
Tỷ lệ thịt nạc và mỡ để làm giò lụa ngon sẽ là 9:1 hoặc 8:2. Nếu ít mỡ thì giò sẽ khô, chắc hơn, còn nhiều mỡ thì giò sẽ mềm, có độ ngậy hơn. Tuỳ thuộc vào khẩu vị của bạn và gia đình mà có thể lựa chọn tỷ lệ thích hợp.
Nước mắm làm giò phải là loại mắm cốt nguyên chất chưa pha trộn, mắm mặn có độ đạm cao.
Nên dùng loại hạt tiêu trắng để giò không bị đen (nếu có).
Hiện nay có 3 cách phổ biến để làm giò chả là giã tay, dùng máy xay đa năng và dùng máy xay giò chả chuyên dụng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho từng cách.
Làm giò lụa bằng máy làm giò lụa là cách hiện đại, giúp tiết kiệm thời gian và công sức nhưng vẫn đảm bảo chất lượng giò dai ngon, mịn màng.
Các bước thực hiện như sau:
Chuẩn bị, làm sạch, sơ chế, thái miếng thịt và mỡ. Các miếng thịt cần được sơ chế cẩn thận, lọc sạch gân, mỡ và thái nhỏ.
Chuẩn bị các gia vị cần thiết như ở đã liệt kê ở phần trên.
Làm sạch và lau khô lá chuối. Có thể trụng sơ lá chuối qua nước sôi cho lá mềm, dai, không bị rách trong quá trình gói.
Máy xay giò chả chuyên dụng khác với máy xay thông thường là có khoang làm mát để giảm nhiệt độ hỗn hợp thịt trong quá trình xay, tránh trình trạng bị chết giò do sự tăng nhiệt trong quá trình máy hoạt động.
Trước khi tiến hành xay thịt, cần đổ nước vào ½ khoang làm mát tiếp đến đó bỏ thêm đá viên vào đến khi gần đầy khoang.
Chờ cho hơi mát được tỏa ra cả bên trong và bên ngoài thì mới tiến hành bước tiếp theo.
Cho thịt đã sơ chế vào cối xay, bật công tắc để máy xay giò chả hoạt động.
Khoảng 10 - 15s sau cho đường, muỗi, mì chính, tiêu và nước mắm vào xay.
Cuối cùng, cho tiếp mỡ lợn vào xay để tăng độ dẻo và ngậy.
Xay cho đến khi hỗn hợp nhuyễn, mịn là được. Tổng thời gian sẽ khoảng 3 - 5 phút/mẻ tuỳ thuộc vào khối lượng thịt cần xay.
Sau khi thịt được xay nhuyễn, mọi người tắt máy, nghiêng cối đổ giò sống ra ngoài.
Trải lá chuối ra mặt phẳng, cho giò đã xay nhuyễn vào giữa của lớp lá chuối đã trải sau đó gấp 2 mép lá, cuộn chặt, gập 2 đầu và buộc lại bằng lạt. Hỗn hợp thịt được bọc chặt trong lá chuối, tạo thành hình trụ đều giống bánh tét.
Bạn cũng có thể sử dụng khuôn làm giò lụa để cho công đoạn này đơn giản hơn.
Cho giò đã gói vào nồi hấp hoặc máy hấp giò chả hấp chín (trong khoảng 45 phút - 1 tiếng).
Lưu ý: Thời gian hấp giò có thể thay đổi linh hoạt tùy theo vào kích thước và công suất điện của bếp/ tủ hấp.
Làm giò bằng máy xay giò chả rất phù hợp khi cần làm số lượng lớn để kinh doanh hay phục vụ nhu cầu thường xuyên.
Tuy nhiên, máy xay giò chả chuyên dụng thường có giá thành cao hơn so với các loại máy xay thịt thông thường. Vì vậy, nếu bạn chỉ làm chả lụa tại nhà và không quá thường xuyên, không có nhu cầu mua máy xay giò chả thì bạn có thể sử dụng các loại máy xay thịt thông thường hoặc cối giã giò truyền thống (cách làm chi tiết ở bên dưới) để tiết kiệm chi phí hơn.
Làm giò lụa bằng máy xay thịt, máy xay đa năng là cách đơn giản và thuận tiện cho gia đình, đặc biệt khi không có máy xay giò chuyên dụng.
Với sự tiện lợi và nhanh chóng của máy xay thịt, việc làm giò chả tại nhà đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Nếu biết cách xử lý và sử dụng đúng kỹ thuật, bạn vẫn có thể tạo ra thành phẩm giò lụa dai ngon.
Tuy nhiên, với các loại máy này để đạt được độ nhuyễn mịn thì cũng phải bỏ khá nhiều công thậm chí nếu không có kinh nghiệm sẽ làm giò bị chín, bở không còn độ dẻo dai nữa.
Cách thực hiện chi tiết:
Chia thịt và mỡ đã sơ chế thành nhiều phần vào các túi zip nhỏ, dàn mỏng để thịt được làm lạnh nhanh hơn.
Cho các túi thịt vào ngăn đá tủ lạnh cho đến khi xuất hiện đá nhỏ li ti, thịt không quá cứng là được (quá trình này sẽ khoảng 1 tiếng).
*** Tại sao phải làm lạnh thịt trước khi xay? Đó là do máy xay thông thường không có khoang làm mát, khi hoạt động sẽ tạo ra nhiệt làm chín thịt khiến giò bị “chết”, làm lạnh thịt trước khi xay sẽ giúp hỗn hợp thịt luôn giữ được mức nhiệt phù hợp, không bị chín.
Sau khi thịt đã đủ lạnh, lấy các túi thịt ra và cho vào máy xay để xay.
Xay một lúc thì mở nắp, đảo thịt cho đều cũng như để kiểm tra xem thịt còn lạnh hay không. (Ở bước này, nếu thịt đã hết lạnh nhưng vẫn chưa nguyễn thì bạn cần lấy thịt ra và cho vào ngăn đá làm lạnh rồi mới xay tiếp được).
Bạn nên chia số thịt và mỡ đã chuẩn bị làm 2 hoặc 3 mẻ xay tùy vào công suất và kích thước của máy xay.
Sau khi xay lần 1, hỗn hợp mới được xay nhỏ chưa có độ nguyễn mịn, bạn múc ra và trộn đều chúng lại với nhau rồi cho vào túi zip, dàn mỏng để vào ngăn đá làm lạnh thêm 1 tiếng nữa.
Sau 1 tiếng, các túi thịt đã đạt đủ độ lạnh, tiếp tục tiến hành xay lần 2 như lần 1.
Nhớ là phải đảm bảo hỗn hợp thịt luôn đủ lạnh trong quá trình xay nhé.
Sau khi xay xong cho hỗn hợp vào lại túi zip, dàn mỏng và cho vào tủ đông thêm 1 tiếng.
Trong khi đợi thịt lạnh để xay lần cuối, trộn tất cả các gia vị bao gồm muối, đường, mì chính, mắm thành 1 hỗn hợp sệt, sau đó cho vào tủ đá làm lạnh chung với thịt.
Sau khi xay xong lần 2 thì thịt cũng đã có một độ nhuyễn mịn nhất định. Ở lần xay cuối chủ yếu là để hoà trộn thịt xay với gia vị. Chia thịt và gia vị thành 2 phần, mỗi lần xay 1 phần.
Cuối cùng là đổ hết thịt vào máy xay để tất cả hòa quyện vào với nhau.
Bạn cho hỗn hợp thịt xay ra một cái khay đủ lớn.
Thực hiện quết giò để giò có độ giòn, dai (nếu cần): nếu hỗn hợp sau khi xay xong chỉ có độ mịn mà không có sự dẻo, dai như mong muốn, bạn có thể dùng muỗng miết thịt vào thành khay, sau đó trộn thịt lên và miết tiếp, thực hiện cho đến khi hỗn hợp thịt trở thành một khối dai và chắc (khoảng 15 phút).
Việc sử dụng cối giã giò để làm nhuyễn thịt là một trong những phương pháp truyền thống để làm giò chả, được sử dụng từ lâu đời ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc sử dụng cối giã giò có thể đòi hỏi nhiều công sức và thời gian hơn so với sử dụng các loại máy xay hiện đại.
Cách làm giò lụa giã tay chi tiết:
Để giã giò ngon, nên dùng cối đá và chày gỗ.
Khi giã thịt, cho từng lượng thịt một vào cối để giã.
Đổ nước mắm ra một bát con, trong quá trình giã thịt hãy nhúng chày vào bát nước mắm rồi sử dụng để giã, như vậy thịt sẽ ngấm đều nước mắm hơn và tăng vị đậm đà, thơm ngon của món giò lụa.
Vừa giã vừa cho thêm thịt mỡ và các loại gia vị vào giã cùng.
Đến khi thịt thật nhuyễn, mịn và bám xung quanh thành cối là đã đạt yêu cầu, thịt càng giã nhuyễn thì sẽ càng gói được chặt và ít bị rỗ khí.
Múc thịt ra để chuẩn bị cho công đoạn gói giò.
Xem thêm: TOP 5+ Công thức làm giò lụa chay đảm bảo “ngon - bổ - rẻ”
Để đánh giá giò lụa đạt chuẩn, cần xem xét các yếu tố sau:
Nếu như giò lụa sau khi được hấp chín mà ăn bị bở có thể những nguyên nhân sau:
Nguyên liệu chính để làm lên món giò chả chính là thịt, có thể là thịt lợn, thịt bò... Dù là loại thịt nào cũng phải ưu tiên hàng đầu thịt mới mổ còn tươi.
Nếu làm giò lụa từ thịt lợn mà chọn nhầm thịt cũ vừa khiến cho giò bị bở vừa gây hại đến sức khỏe. Loại thịt này khi xay sẽ mịn và nhuyễn nhưng không có độ dai và giòn như thịt tươi. Hoặc mua phải thịt lợn tiêm, lợn ăn các loại tăng trọng thì thịt sau khi xay ra sẽ lỏng như cháo, không có độ kết dính, không làm được ra giò chả ngon.
Do đó, mọi người nên chọn mua thịt tại cửa hàng uy tín để cho đảm bảo.
Đây là nguyên nhân chính là cho chết giò, lý do là vì khi xay thịt, máy xay sẽ sinh ra nhiệt khiến cho thịt bị chín dẫn đến giò bị bở không ngon. Chính vì thế, bạn nên sử dụng máy xay giò chả chuyên dụng được thiết kế khoang đựng đá riêng biệt, khi làm chỉ cần bỏ đá lạnh và nước vào bên trong, tình trạng chết giò sẽ thảm thiểu.
Giò bở hay không một phần phụ thuộc vào thời gian mọi người hấp giò, thường sẽ xảy ra 2 trường hợp như sau:
Để không xảy ra tình trạng này, mọi người nếu sản xuất nhiều giò có thể tham khảo và mua tủ hấp giò chả công nghiệp.
Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về cách làm giò lụa, chả lụa. Nếu mọi người có nhu cầu mua máy xay giò chả chuyên dụng chất lượng cao hãy liên hệ ngay với Siêu thị Hải Minh - để được đội ngũ giàu kinh nghiệm tư vấn nhé!
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 5 sự thật về máy sấy lạnh công nghiệp giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt, tránh những sai lầm đáng tiếc.
Gần đây, nhiều người lựa chọn mua máy đầm, một số người có xu hướng tìm kiếm các thiết bị cũ vì giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên, việc mua máy đầm bàn bê tông cũ có thể không phải là một quyết định sáng suốt.
Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá những bí kíp sử dụng máy sấy khô gà công nghiệp chất lượng nhất.
Máy phun phân ra đời để hỗ trợ người làm vườn thực hiện công việc này một cách hiệu quả. Trong số đó, dòng phun phân của Honda được đánh giá cao về chất lượng và độ bền.
Dưới đây là 5 mẹo giúp bạn sử dụng máy thổi lá nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời tiết kiệm thời gian và công sức.
Vậy đâu là phương pháp sấy hoa quả tốt nhất? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời và khám phá những sự thật đằng sau công nghệ sấy hoa quả hiện đại.