Dù thiết bị phát điện của bạn có chất lượng tốt đến đâu nhưng nếu không được sử dụng đúng cách liệu nó có thể hoạt động bền bỉ? Làm thế nào để hạn chế sự xuống cấp của thiết bị phát điện?Cũng giống như bất kỳ thiết bị nào khác, máy phát điện cần được chăm sóc và vận hành đúng quy trình. Vậy cùng Hải Minh tham khảo ngay bài viết sau để biết cách kéo dài tuổi thọ máy phát điện - đảm bảo thiết bị hoạt động tốt nhất nhé.
1. Sử dụng máy phát điện đúng quy trình sử dụng
Để đảm bảo máy hoạt động hiệu quả và an toàn, bạn cần tuân thủ các bước sử dụng cơ bản sau:
Bước 1: Kiểm tra dầu và nhiên liệu
Trước khi khởi động máy, hãy kiểm tra mức dầu nhớt và nhiên liệu trong bình chứa. Đảm bảo dầu đủ để bôi trơn động cơ và nhiên liệu không bị cạn, giúp máy vận hành trơn tru mà không bị gián đoạn.
Bước 2: Kiểm tra các kết nối
Kiểm tra kỹ các kết nối dây điện, đảm bảo không có dây nào bị lỏng hoặc hỏng hóc. Các đầu cắm và các bộ phận khác phải được lắp chắc chắn để tránh chập điện hoặc gây ra sự cố trong quá trình sử dụng.
Bước 3: Khởi động thiết bị
Mỗi một đơn vị sản xuất sẽ có những quy trình sử dụng nhất định nên bạn cần phải tuân thủ đúng nguyên tắc của hãng của thương hiệu đó. Điều này thường bao gồm các bước như bật công tắc, vặn khóa khởi động, hoặc sử dụng bộ đề tùy thuộc vào từng loại máy. Việc thực hiện đúng quy trình khởi động giúp bảo vệ các bộ phận của máy khỏi hư hại.
Bước 4: Kết nối tải
Sau khi máy đã hoạt động ổn định, tiến hành kết nối các thiết bị cần sử dụng với may phat dien. Đảm bảo công suất tổng của các thiết bị không vượt quá công suất định mức của máy để tránh quá tải và gây hỏng hóc. Bước 5: Tắt máy
Khi đã hoàn tất việc sử dụng, hãy tắt máy theo quy trình ngược lại với khởi động. Chờ máy nguội hẳn trước khi di chuyển hoặc bảo dưỡng để tránh nguy cơ cháy nổ và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
2. Quy trình bảo dưỡng máy phát điện đúng chuẩn
Bảo trì và bảo dưỡng là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo máy hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ. Ngoài việc sử dụng dịch vụ bảo dưỡng định kỳ từ nhà cung cấp, người dùng cần chú ý đến việc kiểm tra và bảo dưỡng các bộ phận cụ thể như sau:
Bước 1: Làm sạch lọc gió
Đảm bảo bộ lọc gió luôn sạch sẽ, vì bộ phận này giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì công suất động cơ. Nếu lõi lọc gió bị bẩn, luồng không khí vào máy sẽ giảm, làm giảm hiệu suất. Lưu ý: Không vận hành máy khi thiếu lọc gió. Trong môi trường bụi bặm, cần vệ sinh bộ lọc thường xuyên hơn.
Bước 2: Thay dầu bôi trơn
Trước khi thay dầu, khởi động máy và để chạy không tải cho đến khi đủ ấm, sau đó tắt máy và tiến hành các bước:
- Mở nắp thăm dầu: Đặt khay chứa dưới vị trí xả dầu, mở ốc xả và để dầu chảy ra hoàn toàn, sau đó siết lại ốc đúng lực quy định.
- Đổ dầu mới từ từ vào máy, kiểm tra mức dầu bằng thước thăm, đảm bảo dầu đạt đến vạch cao nhất. Chú ý: Nên thay lọc dầu định kỳ, thường là 1 lần sau mỗi 2 lần thay dầu.
Bước 3: Thay nước làm mát
- Thay nước làm mát định kỳ sau một thời gian hoạt động. Nếu két nước bám bụi, cần vệ sinh sạch sẽ. Nước làm mát là hỗn hợp của nước và dung dịch chống gỉ LCC với tỷ lệ 30%-50%. Nếu tỷ lệ thấp hơn, khả năng chống gỉ sẽ giảm. Khi bổ sung LCC, cần chọn đúng loại và nồng độ.
Bước 4: Xả e và nước trong nhiên liệu
Khi động cơ gặp hiện tượng e (không khí lọt vào hệ thống nhiên liệu) do nhiên liệu không đủ, cần đẩy không khí ra khỏi ống cấp nhiên liệu:
- Tháo ống cấp nhiên liệu ra để xả không khí, sau đó lắp lại.
- Sử dụng bơm cấp nhiên liệu trên bầu lọc để đẩy không khí ra.
- Kiểm tra đệm lò xo của bầu lọc nhiên liệu, tháo và vệ sinh sạch sẽ, sau đó bôi một lớp dầu mỏng lên và lắp lại.
Lưu ý: Không siết chặt quá khi lắp lại. Sau khi thay đệm lò xo, tiếp tục đẩy không khí ra khỏi ống cấp nhiên liệu để đảm bảo động cơ hoạt động trơn tru.
3. Duy trì hiệu suất và tuổi thọ máy phát điện
Việc bảo trì máy phát điện là cần thiết để duy trì hiệu suất và kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Dưới đây là quy trình bảo dưỡng cụ thể cần được thực hiện trong các giai đoạn sử dụng: a. Kiểm tra sau 50 đến 100 giờ chạy đầu tiên
Sau khi vận hành máy được 50 đến 100 giờ, người sử dụng cần kiểm tra mức dầu bôi trơn và nước làm mát. Việc này giúp đảm bảo các bộ phận bên trong được bôi trơn đúng cách và hệ thống làm mát hoạt động hiệu quả, tránh tình trạng quá nhiệt có thể gây hư hỏng động cơ.
b. Bảo dưỡng sau 500 giờ chạy máy
Sau 500 giờ hoạt động, cần vệ sinh sạch sẽ bộ lọc và hệ thống làm mát, đồng thời thay dầu mới. Công đoạn này giúp loại bỏ các cặn bẩn và chất cản trở trong hệ thống, đảm bảo dòng chảy dầu và nước mát không bị tắc nghẽn, giúp máy hoạt động ổn định và duy trì công suất tốt.
c. Vận hành định kỳ ít nhất mỗi tháng một lần
Để đảm bảo máy có thể vận hành bất kỳ lúc nào thì người sử dụng nên khởi động máy ít nhất một lần mỗi tháng.
Quá trình này giúp bôi trơn động cơ bằng cách lưu thông dầu bôi trơn và đẩy khí mới qua bộ chế hòa khí, giúp duy trì các bộ phận bên trong không bị rỉ sét hay hỏng hóc do không sử dụng lâu ngày.
d. Bảo trì hàng năm
Để giữ cho thiết bị hoạt động ở tình trạng tốt nhất, cần tiến hành bảo trì định kỳ ít nhất mỗi năm một lần. Trong quá trình này, kiểm tra kỹ các lỗi hư hỏng, dấu hiệu hao mòn, và thực hiện thay thế linh kiện nếu cần thiết. Điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và ngăn chặn sự cố không mong muốn, đảm bảo máy luôn hoạt động bền bỉ và hiệu quả.Bảo trì và bảo dưỡng định kỳ là chìa khóa để máy hoạt động ổn định, hiệu quả và kéo dài tuổi thọ. Đừng xem nhẹ những việc nhỏ như kiểm tra dầu, vệ sinh bộ lọc, hay chạy máy định kỳ, vì chính những thao tác đơn giản này sẽ giữ cho thiết bị của bạn luôn trong trạng thái sẵn sàng, đáp ứng tốt mọi nhu cầu sử dụng và bảo vệ đầu tư lâu dài của bạn. Hãy chăm sóc máy phát điện như một người bạn đồng hành nó sẽ luôn phục vụ bạn hết mình mỗi khi cần đến!