Máy cắt vải

Lọc sản phẩm

I. Định nghĩa máy cắt vải

Theo thông tin từ trang wikipedia:
Là thiết bị sử dụng để cắt 1 hoặc nhiều lớp vải theo hình dạng kích thước mà mình mong muốn.
Thiết bị có thể sử dụng công nghệ cắt tia laser, tia nước, sóng âm hay dao cắt tốc độ cao,…cho hiệu suất cực kì cao hơn gấp nhiều lần so với cắt thủ công. Và hiện nay, máy cắt vải này được xem là giải pháp tối ưu trong việc xử lý vải ở nhiều tiệm may tư nhân, nhà may, xưởng sản xuất may mặc lớn để nâng cao chất lượng, hiệu suất cũng như cắt giảm nhân công, đẩy nhanh tiến độ.
Định nghĩa máy cắt vải từ wikipedia

II. Phân loại các dòng máy cắt vải

a. Phân loại máy cắt theo thiết kế

- Máy cắt dạng tròn: Sở dĩ chúng có tên gọi như vậy là bởi vì dao cắt của chúng được thiết kế dạng dao tròn. Dao cắt xoay theo kiểu vòng tròn cho khả năng cắt tương đối nhanh, cắt tốt ở dạng đường thẳng cũng như đường cong uốn lượn.
- Máy cắt liền trục: Dòng này cũng dùng lưỡi cắt tròn tuy nhiên điểm khác biệt là phần motor đặt ngang với lưỡi cắt và chuyển động chạy trực tiếp sang lưỡi cắt mà không thông qua một chuyển động nào khác.
- Máy cắt đứng: Dòng cắt vải này có dao cắt dạng đứng. Dao cắt sẽ hoạt động theo hướng lên xuống thẳng đứng để tiến hành cắt vải. Thiết bị có công suất tốt, cắt được nhiều loại vải dày mỏng khác nhau. Thiết bị có thể xử lý các xấp vải dày lên đến 12-13 inch, cắt tốt những hoạ tiết phức tạp, đường cong, nét uốn lượn,…một cách đơn giản.
- Máy cắt vải đầu bàn: Là dòng máy được ứng dụng để cắt vải khổ lớn, vải cây trong ngành may mặc. Máy sẽ được gắn cố định trên bàn cắt vải, hỗ trợ cắt theo những đường thẳng đã được định sẵn một cách nhanh chóng và chính xác.
Phân loại các dòng máy cắt vải hiện nay trên thị trường

b. Phân loại máy cắt theo tính năng

- Máy cắt cầm tay (chạy pin và chạy điện): Chúng được thiết kế nhỏ gọn dạng mini cầm tay, thao tác sử dụng cực kỳ dễ dàng. Máy gọn nhẹ nên quá trình sử dụng, vệ sinh, cất giữ hay di chuyển máy không gặp bất kỳ khó khăn gì. Ở dòng cầm tay này có 2 lựa chọn cho bạn trải nghiệm, là dòng cắt vải cầm tay chạy pin và chạy điện. Tuỳ nào sở thích, điều kiện làm việc để bạn có cân nhắc lựa chọn sao cho hợp lý.
- Máy cắt công nghiệp: Dòng này có thiết kế cồng kềnh hơn, máy hoạt động với công suất lớn, làm việc được ở cường độ cao, độ chính xác vượt trội. Các dòng máy công nghiệp chủ yếu được sử dụng ở các xưởng sản xuất may mặc lớn.

III. Bảng giá máy cắt vải - chi phí cần đầu tư

Giá cả luôn là mối quan tâm hàng đầu của người dùng khi cần mua bất kỳ thiết bị máy móc nào. Về giá thành nhìn chung giá bán của dòng thiết bị này không quá đắt, nằm trong khả năng kinh tế của đại đa số người dùng hiện nay. Cụ thể:
- Máy cắt cầm tay có giá bán chủ yếu dao động từ hơn 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng/ máy. Dòng đắt hơn có thể lên đến 5 triệu đồng trên máy. Tuy nhiên đây vẫn là mức giá khá mềm mà các cá nhân, tiệm may nhỏ lẻ vẫn có thể đầu tư sử dụng.
 
Bảng giá máy cắt vải - chi phí cần đầu tư
- Máy cắt công nghiệp: Dòng này đương nhiên sẽ có giá bán cao hơn, cụ thể rơi vào tầm 4 đến 15 triệu đồng/ máy, một số dòng có thể lên đến 40, 50 triệu đồng.
Sự chênh lệch về giá cả chủ yếu phụ thuộc vào từng dòng cắt vải, thương hiệu máy cũng như công suất, tính năng thiết bị. Để biết chính xác giá bạn có thể liên hệ hotline 024.3221.6365 để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất nhé.

IV. 5+ Thương hiệu máy cắt vải tốt nhất thị trường

1. Máy cắt Octa - Trung Quốc

Thương hiệu này nổi tiếng với các dòng cắt vải cầm tay. Đây là dòng máy giá rẻ được sản xuất tại Trung Quốc. Máy được thiết kế nhỏ gọn, cắt tốt, vận hành êm, dễ lắp rắp và sử dụng.
Nếu bạn yêu cầu về một thiết bị cắt cơ bản, giá rẻ, tiết kiệm chi phí thì có thể tham khảo thương hiệu này. Một vài model nổi bật phải kể đến như: Octa RS-100, Octa RS-110…

2. Máy cắt Lejiang - Đài Loan

Lejiang là thương hiệu lâu năm trên thị trường. Điều này cũng tạo được sự tin tưởng và an tâm cho người dùng khi lựa chọn sử dụng. Dòng cắt vải Đài Loan này hiện cung cấp ra thị trường nhiều mẫu cắt vải cầm tay bạn có thể tham khảo như: Lejiang YJ-110C, YJ-125, YJ-108D…

3. Máy cắt vải TMD - Trung Quốc

Nhắc đến thiết bị cắt vải đương nhiên không thể không kể đến TMD. Đây được xem là thương hiệu giá rẻ nhưng cho chất lượng cực kỳ ổn. Dòng này đem đến cho người dùng nhiều sự lựa chọn khi có cả cắt vải chạy pin, chạy điện, cắt vải tròn, cắt vải đứng, cắt vải đầu bàn….
 
5+ Thương hiệu máy cắt vải tốt nhất thị trường

4. Máy cắt Yamafuji - Nhật Bản

Các dòng máy đến từ Nhật Bản bao giờ cũng được đánh giá cao về chất lượng và độ bền, Yamafuji cũng vậy. Dòng máy này có kiểu dáng đẹp, hiện đại, kết cấu máy chắc chắn. Yamafuji sử dụng động cơ servo thế hệ mới, motor dây đồng nguyên chất, khả năng hoạt động liên tục mạnh mẽ và bền bỉ. Máy ngoài việc dễ dàng điều chỉnh tốc độ và vị trí cắt một cách chuẩn xác thì còn có khả năng chịu nhiệt tốt, tiếng ồn thấp và tiết kiệm năng lượng. Thương hiệu này hầu như đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng hiện nay khi cung cấp đa dạng các dòng cắt vải.

5. Máy cắt vải Kaisiman - Vải đứng

Kaisiman là cái tên quen thuộc đối với nhiều thợ may mặc hiện nay. Thương hiệu này mạnh về dòng cắt vải đứng. Máy cho khả năng cắt chuẩn xác, chất lượng đường cắt mịn đẹp, hiệu quả năng suất cao, giá cả cũng rất phải chăng, đây là dòng máy đáng để trải nghiệm.

V. 5+ Máy cắt vải chất lượng bán chạy nhất năm

a. Máy cắt cầm tay

Máy cắt cầm tay thì hầu như nhà may, xưởng may lớn nhỏ nào cũng cần. Bán chạy hiện nay phải kể đến TMD và Yamafuji. Hai thương hiệu này đem đến các dòng cắt vải cầm tay cực kỳ nhỏ gọn, tiện lợi, dễ dàng thao tác. Điều này giúp cho đường cắt chuẩn xác hơn, không gây mỏi tay khi sử dụng lâu. Độ dày cắt vượt trội (có thể lên đến 32mm) cũng giúp quá trình xử lý vải nhanh chóng và ít mất thời gian hơn. Một số dòng có lượt tìm kiếm và lượt mua khủng phải kể đến như:
* Đối với Yamafuji: các dòng động cơ servo VM-100, VM-110, VM-125, VM-100CD, VM-110CD…

* Đối với TMD: CB-70, CB-100, RS-100, RS-110, RS-125,…

b. Máy cắt dạng đứng

Nếu bạn đang cần mua loại đứng để xử lý các xấp vải dày thì các dòng máy của Yamafuji hay Kaisiman là sự lựa chọn không nên bỏ qua. Hai thương hiệu này mạnh về máy cắt đứng đó là lý do chúng có mặt tại nhiều xưởng may mặc lớn hiện nay. Yamafuji bán chạy các dòng VMK2, VMK3, VMK8. Kaisiman bán chạy các dòng KM-8 inch.

c. Máy cắt đầu bàn

5+ Máy cắt vải chất lượng bán chạy nhất năm
* Máy cắt TMD 628 (2,8m)
- Công suất: 180W
- Tốc độ vòng quay: 20000RPM
* Máy cắt MTD-559 đem đến có 2 sự lựa chọn: thanh ray 2,8m và thanh ray 3,5m.
MTD-559 hay TMD 628 là những cái tên cực hot trong làng cắt vải đầu bàn. Cả 2 dòng máy này đều hay hoạt động với tốc độ cao, khả năng xử lý vải khổ lớn, vải cây cực kỳ tốt. Thiết bị hỗ trợ cắt nhỏ vải thành từng mảnh một cách chính xác, nhanh chóng, đường cắt ngọt, mềm mại. Độ linh hoạt cao khi các dòng máy kể trên có thể làm việc trên đa dạng chất liệu như cotton, lụa, thun,…

VI. Bí quyết sở hữu máy cắt vải tốt - chính hãng

1. Tìm hiểu kỹ, chọn đúng nhu cầu

Khi bạn có sự tìm hiểu trước, việc tìm được sản phẩm phù hợp nhu cầu sẽ dễ dàng hơn. Nên nhớ, chưa kể đắt - rẻ, muốn sử dụng hiệu quả phải mua máy đúng nhu cầu. Bạn có thể lựa chọn căn cứ vào loại đường cắt, chất liệu vải, độ dày xấp vải cần cắt 1 lần, tuần suất sử dụng,...

2. Lựa chọn các thương hiệu “có tiếng”

Hiện nay có quá nhiều thương hiệu cung cấp bạn nên chọn lọc và tìm hiểu. Nhớ tìm mua các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc, được sử dụng phổ biến để an tâm về chất lượng và tiện cho việc sửa chữa, thay thế linh phụ kiện về sau.
Bí quyết sở hữu máy cắt vải tốt - chính hãng

3. Tìm mua ở các nhà cung cấp uy tín

Khuyến khích chọn các đơn vị có cửa hàng mặt đất, thông tin về doanh nghiệp minh bạch, mua bán có đẩy đủ giấy tờ, chính sách bảo hành dài.

4. Xem xét kỹ sản phẩm khi mua

Khi mua máy hãy kiểm tra thật kỹ thiết bị, từ vỏ máy, nước sơn đến các chi tiết nhỏ, tem nhãn trên máy xem có đảm bảo chất lượng, đúng là hàng mới hay không.

5. Vận hành thử máy cắt vải

Trước khi đi mua máy bạn có thể chuẩn bị sẵn vải mang theo để tiện cho việc test máy. Hãy xem xét về khả năng cắt, độ ồn,… của thiết bị.

VII. Câu hỏi thường gặp về máy cắt vải

1. Số lượng lớp vải máy có thể cắt là bao nhiêu?

Không có con số chính xác cho câu hỏi này bởi mỗi dòng máy sẽ có độ dày cắt khác nhau chưa kể tuỳ từng loại vải mà độ dày mỏng cũng khác nhau.
Thông thường các dòng máy cầm tay sẽ xử lý được các xấp vải có độ dày dưới 40mm, bạn có thể căn cứ vào đây để lựa chọn số lớp vải hợp lý. Trong khi đó máy đứng sẽ có khả năng cắt tốt hơn với độ dày lên đến 12 inch (tức khoảng 305mm).
Bạn nên tham khảo kĩ thông số của máy để biết được độ dày cắt phù hợp. Bởi nếu số lượng vải cắt quá lớn có thể ảnh hưởng đến chất lượng đường cắt cũng như tuổi thọ của máy.

2. Sử dụng thiết bị cắt vải với tần suất như nào là hợp lý?

Nên sử dụng thiết bị bao nhiêu tiếng 1 ngày để máy bền là thắc mắc của nhiều người dùng hiện nay. Theo như đánh giá chung thì đối với các dòng cầm tay bạn nên sử dụng khoảng 4 tiếng/ ngày là hợp lý. Các dòng cắt vải đứng thì khả năng vận hành bền bỉ hơn, có thể sử dụng lên đến 10 tiếng/ ngày. Nói chung tuỳ vào chất lượng máy bạn có thể phân bổ thời gian để sử dụng hợp lý. Việc sử dụng đúng công suất, cho máy nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp máy của bạn bền hơn rất nhiều.
Qua những thông tin tổng hợp trên nếu bạn cần giải đáp hoặc tư vấn thêm hãy liên hệ ngay siêu thị Hải Minh để chúng tôi được phục vụ bạn một cách tốt nhất!
  • Theo thương hiệu
  • Giảm giá
  • Theo giá
Địa chỉ mua hàngHỗ trợChat với chúng tôi qua Zalo