Các phương pháp gói giò lụa hiện nay ít nhiều vẫn sử dụng bịch nilon để cố định mẻ giò, giữ cho giò lúc gói không bị tràn ra khỏi lớp lá chuối. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao trong quá trình hấp, túi nilon có thể giải phóng các chất độc hại, các chất này sẽ ngấm vào giò và gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Hiểu được điều đó, chúng ta phải thay đổi thói quen đó ngay. Cùng khám phá cách gói giò lụa độc đáo và sáng tạo mà không cần sử dụng bịch nilon nhé!
- Thịt heo xay: Nên chọn thịt phần nạc vai tươi, có lẫn mỡ để giò sau khi hấp được mềm, không bị khô.
-Bột năng hoặc bột bắp để tạo độ kết dính cho giò.
-Gia vị chính để nêm nếm: Nước mắm, tiêu, đường,...
-Chọn lá chuối già, bản lớn, tránh chọn lá chuối non sẽ dễ bị rách.
-Khuôn inox để định hình giò lụa.
-Dây lạt dùng để cố định lá chuối.
-Nồi hoặc tủ hấp chả lụa đủ lớn để chứa khuôn giò.
Ngâm lá chuối vào nước muối loãng khoảng 15 đến 20 phút để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và các chất bẩn bám trên bề mặt lá.
Sau khi ngâm, rửa lại lá khoảng 2-3 lần dưới vòi nước chảy để loại bỏ hết muối và các chất bẩn còn sót lại.
Dùng khăn sạch lau khô cả hai mặt của lá chuối để đảm bảo lá chuối khô ráo trước khi gói giò.
Để lá mềm hơn và dễ gói hơn, bạn có thể chần nhanh qua nước sôi khoảng 1-2 giây rồi vớt ra ngay hoặc hơ qua lửa. Cách này giúp lá không bị rách khi gói, đồng thời cũng làm dậy mùi hương của đòn chả hơn.
Sau khi đã sơ chế lá chuối, chúng ta sẽ đến bước quan trọng tiếp theo đó là chuẩn bị hỗn hợp giò sống. Đây là bước quyết định đến hương vị và độ ngon của món chả.
Các bước thực hiện:
-Thịt heo rửa sạch và thái miếng nhỏ vừa, cho vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 15 phút để thịt săn lại, dễ xay hơn.
-Sau 15 phút, cho lần lượt từng phần thịt vào máy xay giò chả chuyên dụng cùng với một ít nước đá. Thêm nước mắm, tiêu, bột năng ( hoặc bột bắp) và các gia vị khác vào, tiến hành xay nhuyễn cho đến khi thấy hỗn hợp dẻo mịn đều.
-Sau khi hoàn thành xong, bạn đã có một hỗn hợp giò sống thơm ngon, sẵn sàng để gói vào lá chuối.
-Trước khi gói, bạn có thể cho hỗn hợp này vào ngăn đá khoảng 10 phút để dễ định hình hơn trong bước gói giò.
- Lót lá chuối vào khuôn:
-Đổ giò sống vào khuôn:
Để bắt đầu quá trình hấp, bạn cần phải có nồi hoặc tủ hấp chuyên dụng. Hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất hay thường dùng các tủ hấp đa năng bằng điện hoặc gas để quá trình chế biến diễn ra nhanh chóng và chất lượng thành phẩm được đồng đều hơn.
Đặt các khuôn giò vào khay hấp. Lưu ý không xếp chồng các khuôn giò lên nhau để đảm bảo giò hấp chín đều.
Đổ nước vào khay chứa nước của tủ hấp đến mức quy định theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Nước trong khay sẽ được đun sôi và tạo ra hơi nước để hấp chín giò.
Bật công tắc nguồn của tủ hấp, cài đặt nhiệt độ và thời gian hấp phù hợp. Hấp giò từ 60-75 phút tuỳ theo kích thước khuôn.
Khi giò chín, lấy ra và để nguội tự nhiên trước khi tháo khuôn. Lưu ý, nhiệt độ và thời gian hấp có thể thay đổi tùy thuộc vào loại tủ hấp và khối lượng giò.
Lá chuối khi hấp sẽ toả ra mùi thơm tự nhiên, hoà quyện với hương vị của thịt, tạo nên món giò chả đậm chất Việt Nam.
Bạn sẽ không còn phải lo lắng về hoá chất độc hại từ túi nilon khi hấp ở nhiệt độ cao.
Đồng thời, lá chuối dễ phân huỷ trong tự nhiên, góp phần giảm thiểu rác thải nhựa.
Hãy thử ngay phương pháp gói giò mới này để mang đến cho gia đình bạn một bữa ăn vừa ngon, vừa an toàn!
Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh và sản xuất giò chả cũng nên áp dụng phương pháp này trong quy trình làm giò để nâng cao chất lượng đòn chả, đồng thời gia tăng uy tín cho thương hiệu của mình.
Bạn có thể tham khảo thêm Tăng lợi nhuận gấp đôi khi lựa chọn tủ hấp đa năng phù hợp để biết thêm chi tiết nhé!
Mua máy in mã vạch cũ là một trong những lựa chọn của nhiều khách hang nhằm giúp giảm các chi phí cho cá nhân hoặc doanh nghiệp, vậy có nên mua chúng không? lưu ý khi mua là gì? cùng tham khảo bài viết này nhé!
Chỉ với 3 phút, một đám cháy có thể được dập tắt hoàn toàn. Đó là điều kỳ diệu mà hệ thống máy bơm chữa cháy nhân dân tại xã Minh Khai đã mang lại.